Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản Lý
5/4/2011 13:40:01
Cấp cám thời kì mang thai và quản lí thể trạng/ Feeding in gestation period and body score control
Quản lí heo nái thời kì mang thai căn bản là xác định tình trạng mang thai và cho nái ăn để tăng thể trọng phù hợp. Việc cho heo nái ăn quá nhiều vào thời kì mang thai là sai lầm. Điều này khiến chi phí chăn nuôi tăng cao, gia tăng tỷ lệ bệnh chết trên heo nái. Mỗi nái trung bình một năm ăn 680 kg cám heo mang thai là có thể đạt năng suất cao và duy trì khả năng sinh sản ở các lứa kế tiếp. Heo hậu bị trong lần mang thai đầu tiên không nên tăng cao hơn quá 36 kg trọng lượng.

1. Thời kì đầu mang thai:
Thời kì đầu mang thai được định nghĩa là 5 tuần đầu sau khi phối hoặc thời kì sau khi phối đến khi xác định mang thai. Tầm quan trọng của thời kì này không được nhận thức đầy đủ. Đây là thời kì nguy hiểm đến sự mang thai của heo nếu bắt heo di chuyển quá nhiều hoặc người quản lí thao tác không đúng. Nó sẽ khiến số con đẻ ra và trọng lượng sơ sinh giảm.
Sau khi phối, thai hình thành trong thành tử cung, trong vòng 12~14 giờ thai sẽ chuyển động tự do. Trong vòng 2 tuần sau khi nái mang thai, nếu quản lí nuôi dưỡng không tốt gây cho heo bị stress, heo có thể bị sảy thai và lên giống lại. Những nái nào quá ốm cần bổ sung cám nhiều trong thời gian này.

1. Sau khi phối trong vòng 7~28 ngày không cho nái di chuyển.
2. Trong bất kì thời kì, hoàn cảnh nào cũng không được đánh và làm nái bị kích động.
3. Trong trường hợp phải di chuyển nái, thì thực hiện ở khoảng thời gian 3~4 ngày sau khi phối hoặc 5 tuần sau khi mang thai.
4. Để phòng chống stress do nhiệt, nên di chuyển nái vào lúc sáng sớm.
5. Trong vòng 3 tuần đầu khi mang thai không chích vacxin
6. Để quản lí hình thể nái trong thời kì đầu mang thai, cần  quản lí thể trạng nái phù hợp ( điểm hình thể tối thiểu 2,5~3), sao cho số nái đạt hình thể chuẩn trên 85% là đạt yêu cầu.
Tránh cho nái lứa đầu cho ăn quá nhiều. Sau khi thụ tinh nhân tạo nếu trong 3 ngày đầu nếu cho nái lứa đầu ăn quá nhiều sẽ làm giảm lượng progesterone trong máu, khiến tỷ lệ sống của thai nhi bị giảm sút. Theo khuyến cáo, cho nái hậu bị ăn theo thể trạng ban đầu, sau đó dần dần điều chỉnh  ( đến khi mang thai 4~5 tuần) lượng cám cho ăn khoảng 1,8~2 kg.
Nái rạ thì cho ăn theo thể trạng. Nái ốm ( điểm hình thể 2~2,5) hoặc quá ốm ( dưới 2) mỗi ngày phải cho ăn từ 2,7~3,2 kg. Nếu cho ăn như vậy thì khi mang thai được 4 hoặc 5 tuần thì heo nái sẽ có thể trạng phù hợp.
Điểm hình thể: ( mục tiêu 3)

 
Nên tiến hành cấp cám sao cho khi thai được 60 ngày  nái đạt điểm hình thể 3,0 ( mỗi tuần điều chỉnh 1 lần).

2. Phương pháp cấp cám và điểm hình thể:
Quản lí thể trạng nái thông qua việc điều chỉnh lượng cám ăn được bắt đầu từ sau khi phối.
Lượng dinh dưỡng cho nái mang thai thường là 3300DE/kg (DE - Digestive Energy = Năng lượng tiêu hóa)
Nái rạ có điểm hình thể trên 3.5 và nái hậu bị cho ăn 2kg mỗi ngày.
Nái rạ bình thường cho ăn 2,2 kg mỗi ngày.
Nái rạ quá ốm, điểm hình thể dưới 2,5, cho ăn 2,7~3,2 kg cho đến khi điểm hình thể đạt 3.0.
Lượng năng lượng trong cám mang thai của mỗi nhà máy khác nhau nên để cung cấp một lượng hợp lí cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.

3. Nông trại quản lí thể trạng nái tốt thì lượng cám nái mang thai/nái/năm là 680kg. Ngoại trừ thời gian ở trại đẻ, nái ở các giai đoạn còn lại thì dùng cám mang thai  ( tham khảo bảng 1)


 
Thời gian vệ sinh trại đẻ là 2 ngày * số lứa đẻ trong năm 2,5
Bình quân cám mang thai sử dụng 2,2 kg/ngày
Không tính lượng cám nái hậu bị sử dụng khi tiếp xúc với đực.

4. Nái lứa đầu ( P0) trong thời gian mang thai không được tăng quá 36~45 kg trọng lượng. Đối với nái hậu bị lượng cám ăn vào mỗi ngày ít hơn 230g so với nái rạ bình thường là hợp lý.
5. Nái lứa đầu khi đẻ  trọng lượng đạt khoảng 180kg, sau khi đẻ lứa đầu trọng lượng tăng trong thời gian mang thai giới hạn từ 20~25kg.
6. Nếu trong thời gian mang thai trọng lượng tăng thích hợp thì khi đẻ tỷ lệ chết heo con sẽ giảm, phòng ngừa được việc mất trọng lượng quá nhiều trong thời gian nuôi con.
7. Để duy trì thể hình bình thường cho nái vào thời kì 2~3 tuần cuối mang thai cần cho ăn một lượng cám tăng từ 450~900g. Nái quá mập không cần cho ăn quá nhiều.

Tác dụng phụ khi cho ăn quá nhiều vào thời kì mang thai:
Trong thời kì mang thai nếu cho nái ăn quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ như tỷ lệ sống của phôi thai sẽ giảm, sự phát triển tuyến vú bị giảm ( thiếu sữa đầu và sữa), tăng sảy thai, tăng tỷ lệ chết heo nái, tăng tỷ lệ chết trước cai sữa, giảm lượng cám heo nuôi con ăn vào, giảm trọng lượng cai sữa heo con.


Thực hiện việc cấp cám cho nái sao cho khi mang thai 60 ngày điểm hình thể của nái đạt 3,0. Từ lúc nái có thể trạng bình thường (điểm hình thể đạt 3,0) đến khi nái mang thai đạt 90 ngày, cho ăn 2~2,2kg/ngày.

Căn cứ theo tiêu chuẩn dinh dưỡng của cám mà điều chỉnh lượng cám thích hợp.

 

Mục tiêu khi đẻ - điểm hình thể ( 3,0) và độ dày mỡ lưng ( 18 mm):

  1. Quản lí thời kì nái mang thai:

Quản lí cơ bản thời kì nái mang thai là xác định những heo không mang thai.

Sử dụng máy siêu âm có thể chẩn đoán thai từ 19~24 ngày tuổi, siêu âm lần 2 vào lúc mang thai 6 tuần. 

Khi người quản lí cho ăn phải xác minh bằng mắt xem heo có lên giống hay không. Trường hợp nghi ngờ có thể chuyển sang trại phối dùng heo đực để kiểm tra. Tham khảo bảng 3 về kế hoạch chẩn đoán mang thai.




Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter