Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Hỏi - Đáp
> Hỏi và Đáp
6/5/2011 09:46:46
Nhà có 100 con nái, đi tiêu phân vàng, sệt, không bọt ( cả mẹ lẫn con). Đã sử dụng thuốc kháng sinh vẫn chưa khỏi. Hiện tượng không phải do cầu trùng, vì phân không bọt.
My farm is 100 sows and the pig have symptom as yellow and non-bubble and thick manure (both in piglet and sow). Antibiotic has been used but sign not reduce. This situation is not caused by coccidian because lack of bubble

Đã điều trị theo phác đồ của CP, nghi là do E. coli, nhưng vẫn không khỏi. Bây giờ nên làm sao? E. coli có nhiều chủng, làm sao biết chủng nào để điều trị tốt nhất. Theo mô tả của gia đình hiện tượng tiêu chảy phân vàng, phân không bọt xảy ra trên cả heo mẹ lẫn heo con, đã sử dụng kháng sinh điều trị nghi do E. coli nhưng không khỏi. Trên thực tế bệnh tiêu chảy do E. coli thường chỉ xảy ra trên heo con theo mẹ, rất hiếm khi xảy ra trên cả mẹ lẫn con. Tiêu chảy xảy ra cùng lúc trên cả heo mẹ và heo con thường liên quan đến 2 bệnh do virus đó là dịch tiêu chảy trên heo (chúng ta thường quen gọi là PED – Porcine Epidemic Diarrhea) hoặc bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên heo (TGE – Transmissible Gastroenteric).. Mặt khác nếu hiện tượng tiêu chảy như trên xảy ra hầu như trên tất cả nái, heo con theo mẹ, heo cai sữa... cùng lúc, xuất hiện trong thời gian ngắn (trong vòng 1 tuần lễ)... can thiệp bằng kháng sinh không khỏi... trường hợp này gần như có thể khẳng định là heo của gia đình bị tiêu chảy do virus (PED hay TGE). Trong trường hợp này, nếu hiện tượng tiêu chảy ở trại đã xảy ra cách hơn 2 tuần lễ thì các biện pháp can thiệp khẩn cấp (xay nhỏ ruột heo con bị bệnh và gây nhiễm nhân tạo cho cả đàn...) sẽ không còn ý nghĩa nữa. Hiện tại để phòng bệnh có thể tái xuất hiện, gia đình cần áp dụng các biện pháp tiêu độc sát trùng nghiêm ngặt. Nếu hiện tượng trên xuất hiện trở lại, nên áp dụng biện pháp can thiệp khẩn cấp như chúng tôi nêu trên, tăng cường ủ ấm cho heo con theo mẹ (tăng nhiệt độ chuồng nuôi lên 2 – 3 độ), cung cấp và bù chất điện giải cho heo bệnh (có thể sử dụng dung dịch bù nước của người), cho uống trực tiếp đối với heo không tự uống được, cung cấp glucose tạo năng lượng cho heo (40 g/lít), sử dụng thuốc cầm tiêu chảy (tanin...).

Trong trường hợp điều trị bệnh tiêu chảy do E. coli, việc lựa chọn kháng sinh tốt nhất
là phải dựa vào kết quả kháng sinh đồ, không liên quan nhiều đến việc xác định chủng E. coli gây bệnh. Tuy nhiên gia đình cần lưu ý rằng việc điều trị tiêu chảy do E. coli cũng như tiêu chảy do tất cả các nguyên nhân khác đều phải dựa trên nguyên tắc quan trọng bậc nhất là hạn chế tối đa sự mất nước của heo bệnh, giảm lượng thức ăn, tăng cường tiêu hóa của heo bằng các enzyme tiêu hóa hoặc các chế phẩm vi sinh có chứa Lactobacillus... Khi sử dụng kháng sinh, tốt nhất nên sử dụng theo đường miệng để kháng sinh có thể tác động trực tiếp lên vi khuẩn gây bệnh trong ruột. Không nên sử dụng liều quá cao có thể dẫn đến hậu quả xấu do nội độc tố của vi khuẩn E. coli sinh ra. Chúc gia đình thành công




Các tin khác :
Hỏi Đáp (5/10/2016)
Trang:   1  2  3  
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter