Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Thông Tin-Sự Kiện
> Tin Quốc tế
2/1/2013 10:39:31
Thay thế bã nành trong thức ăn chăn nuôi/ Replacing soybean meal in animal feed
Thay thế bã nành trong khẩu phần thức ăn có thể làm giảm chi phí, tuy nhiên chúng ta cần quan tâm đến hậu quả chúng mang lại.

Rất nhiều người chăn nuôi đang tìm kiếm phương pháp thay thế bã nành nhằm làm giảm chi phí thức ăn. Thành phần thức ăn chăn nuôi ngày càng trở nên quá đắt, vì vậy người chăn nuôi, nhà dinh dưỡng học và các công ty thức ăn chăn nuôi luôn muốn tìm nguồn thay thế khác.

Trước khi xem xét làm thế nào để thay thế bã nành, cần chắc chắn rằng khả năng sử dụng bã nành trong khẩu phần phải được giảm tối thiểu. Khi giảm bã nành đồng nghĩa với việc hàm lượng protein giảm thấp, dư thừa amino a-xít, đảm bảo protein không bị lãng phí, chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết đáp ứng nhu cầu của vật nuôi. Sử dụng amino a-xít đúng đắn (lysine và tỉ lệ amino a-xít khác) giúp giảm tổng lượng amino a-xít khác từ đó giúp giảm chi phí thức ăn. Hàm lượng lysine trong khẩu phần thường cao hơn tối thiểu 10% so với nhu cầu trong hầu hết các công thức khẩu phần, cần kiểm soát thành phần chất này trong khẩu phần trước khi thay thế bã nành nhằm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi.

Các chất thay thế bã nành   

Khi quyết định thực hiện tìm kiến các chất thay thế bã nành, cần cân nhắc 3 quan điểm là hàm lượng protein và amino a-xít quá mức bao gồm cả khả năng tiêu hóa, vị giác cũng như các yếu tố kháng dinh dưỡng.

Khả năng tiêu hóa amino a-xít biến đổi tùy thuộc vào nguồn protein. Chẳng hạn như bột hạt bông, khả năng tiêu hóa lysine là 55%, trong khi khả năng tiêu hóa bã nành là 88%. Khi bổ sung các thành phần mới vào trong một khẩu phần ăn hiện tại dựa trên bã nành, cần lưu ý đến giá trị tiêu hóa ở hồi tràng thay vì tổng hàm lượng amino a-xít. Trong tự nhiên, bột hạt bông rất khô nên chất này thường không ngon miệng khi so với bã nành, đặc biệt khi sử dụng bột hạt bông với hàm lượng trên 10%. Do đó, nếu sử dụng bột hạt bông trong khẩu phần cần bổ sung thêm dầu vào khẩu phần, lúc này chi phí thức ăn tiếp tục tăng cao.

Bất kì nguồn protein thay thế rẻ tiền nào cũng chứa tối thiểu một hàm lượng các yếu tố kháng dinh dưỡng trong bã nành. Tuy nhiên, một trong số các thành phần này có thể là các chất hóa học tự nhiên khác nhau. Hầu hết các nguồn protein thay thế chứa nhiều yếu tố kháng dinh dưỡng hơn bã nành, ngoại trừ một vài chất như bột hướng dương bóc vỏ.

Rất khó khăn khi so sánh nguồn protein thay thế khác so với bã nành. Khi các mối quan tâm ở trên được đề cập và hàm lượng tối đa được công bố, chi phí “cơ hội” cho nguồn protein thay thế có thể được phổ biến thông qua tái thiết lập chi phí tối thiểu của một khẩu phần.   

Sử dụng protein mới trong thức ăn gia súc   

Khi chuyển đổi sang nguồn protein rẻ tiền, chỉ nên sử dụng một nửa hàm lượng tối đa được khuyến cáo vì bất cứ những thay đổi gì về chất lượng đều ảnh hưởng đến vật nuôi. Tốt nhất nên sử dụng protein thay thế trong khẩu phần của nái mang thai và heo vỗ béo trước khi thay đổi bã nành trong công thức cám nuôi con và cám tập ăn.

Cần lưu ý rằng, bã nành vẫn là nguồn protein tốt nhất mặc dù giá của nó luôn cao. Tùy thuộc vào chi phí thức ăn, hiệu suất chăn nuôi có thể chấp nhận sử dụng nguồn protein khác. Một protein thay thế được đánh giá chất lượng nếu đã qua kiểm duyệt của các nhà dinh dưỡng học cùng với kinh nghiệm “đã qua sử dụng”.

(Theo wattagnet)




Các tin khác :
Trang:   1  2  3  4  5  6  7  8  
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter