Thông Tin Chăn Nuôi
> Thông Tin Chăn Nuôi
8/9/2021 19:14:27
Sự tiến hóa vi-rút PRRS tuýp 1: Lời giải đáp từ tiến sĩ Hans Nauwynck
![]() Tiến sĩ Hans Nauwynck, một giáo sư nổi tiếng tại trường Đại học Ghent, chia sẻ với chúng ta về những kết quả quan trọng nhất từ những nghiên cứu về vi-rút PRRS kể từ khi vi-rút được phát hiện lần đầu cách đây 30 năm.
Một chuyên môn sâu rộng trong nghiên cứu PRRSV Tiến
sĩ Hans Nauwynck, một giáo sư tại Đại học Ghent (Bỉ) có một thành tích to lớn và
ấn tượng trong nghiên cứu khoa học. Ông là tác giả của hơn 450 bài bình duyệt,
3 chương sách và 76 luận văn trong 30 năm. Ông được xem là một trong những nhà
nghiên cứu quan trọng nhất của châu Âu, và hẳn nhiên là một trong những người
nhiệt huyết nhất! Trong bài viết này, tác giả sẽ tóm tắt buổi thảo luận cùng
ông về chủ đề vi rút PRRS đã tiến hóa như thế nào trong môi trường thực địa. Những vấn đề liên quan đến PRRS Tuýp 1 Trong
những năm đầu sự nghiệp nghiên cứu (những năm 90), ông đã thực hiện các thí
nghiệm để kiểm tra hành vi của các chủng PRRSV-1 và PRRSV-2. Mặc dù cả hai chủng
vi-rút này đều gây suy giảm năng suất sinh sản ở heo nái ,nhưng đối với mức độ
nhiễm trùng đường hô hấp ở heo con lại hoàn toàn khác nhau. Suy hô hấp biểu
hiện rõ ở vi-rút tuýp 2. Các chủng thuộc tuýp 1 chủ yếu gây nhiễm trùng cận lâm
sàng. Tại thời điểm đó, ông biết được rằng tại EU, họ đang đối phó với một loại
vi-rút hoàn toàn khác so với Mỹ / Canada. Sự khác biệt lớn về gen phù hợp với
các phát hiện lâm sàng (Hình 1). Các kinh nghiệm thực địa cũng rất khác nhau.
Với các chủng PRRSV-1, vi rút lây lan cực kỳ chậm trong đơn vị chăn nuôi heo
xuất chuồng. Phải mất toàn bộ thời gian vỗ béo- xuất chuồng, vi rút mới có thể
lây nhiễm sang tất cả các con heo. Điều này chỉ ra khả năng lây lan rất kém
hiệu quả. Sự lây lan của PRRSV-2 đã diễn ra nhanh hơn. Tại Hoa Kỳ, các nhà khoa
học đã chứng minh vi-rút có thể lây lan qua không khí. Vào những năm đầu 2000,
các chủng PRRSV-1 biến dị về mặt di truyền đã được xác định ở Nga / Belarus
(phân nhóm 2 và 3) có độc lực và khả năng gây bệnh cao hơn nhiều. Gần đây,
PRRSV-1 subtype 1 đang lây lan nhanh hơn và thậm chí còn gây bệnh rõ rang hơn
(chủng Ý). Hình
ảnh 1. Mối quan hệ phát sinh loài của virus PRRS, trình tự ORF 5 minh họa sự
khác biệt di truyền giữa PRRSV-tuýp 1 (chủng châu Âu) và PRRSV-tuýp 2 (chủng Hoa Kỳ). Nguồn Amonsin, A., Kedkovid,
R., Puranaveja, S. và cộng sự (2009). “Ở
Tây Âu, bạn không phải lo lắng về PRRSV tuýp 1 trong vai trò là tác nhân gây
bệnh đường hô hấp; Tiến sĩ Nauwynck cho biết, bạn cần phải lo sợ và chú ý đến
các bệnh thứ phát hoặc các bệnh đồng nhiễm. Ông đã gọi các vấn đề về hô hấp
liên quan đến PRRS ở EU là “PRRS +” (ông đưa ra thuật ngữ này cho các bác sĩ
thú y thực địa làm việc tại các trang trại sản xuất heo) (Hình 1). Việc đồng
nhiễm nhiều PRRSV với các mầm bệnh khác nhau khiến PRRSV trở thành một trong
những tác nhân gây bệnh quan trọng nhất ở EU. Điều cần thiết là phải có một
phân tích chẩn đoán chuyên sâu. Tất cả các mầm bệnh cần được xác định. Trong
bối cảnh này, những chẩn đoán mới là điều cần thiết. Kiến thức đầy đủ về các
mầm bệnh hiện đang lưu hành là rất quan trọng để hiểu tình hình hiện tại của trang
trại và để kiểm soát PRRS +. Như ông nói - "Nếu bác sĩ thú y xử lý tất cả
các bệnh đồng nhiễm tiềm ẩn, các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu liên quan đến hô hấp
của PRRS sẽ biến mất". Ông tin rằng các trang trại dương tính với PRRSV ở
châu Âu có thể nuôi heo rất hiệu quả khi kiểm soát các yếu tố đồng nhiễm và
không cần phải diệt trừ vi rút. Tất nhiên, điều này có thể thay đổi khi độc lực
/ khả năng gây bệnh của vi rút tăng lên trong tương lai. Sự tiến hóa của vi rút có thể được giải thích bằng kiến thức
chuyên sâu hơn về các tương tác giữa vi rút và vật chủ; vai trò của các thụ thể
Siglec Nhóm
của ông đang tập trung vào việc nghiên cứu sự tương tác giữa vi rút và vật chủ
ở cấp độ phân tử và kết quả là họ có thể hiểu được vi rút đã thay đổi như thế
nào theo thời gian, đặc biệt là phương thức tăng khả năng truyền bệnh, như đã
mô tả ở trên và khả năng gây bệnh của nó. . Nhóm
nghiên cứu của ông đã chứng minh rằng, quá trình xâm nhập của vi-rút vào các
đại thực bào bao gồm nhiều bước. Nó bắt đầu với sự tương tác của vi-rút với các
thụ thể Siglec và sau đó là sự xâm nhập vào bên trong qua sự tương tác với thụ
thể CD163, dẫn đến pha tháo rời của vỏ vi-rút và vật chất di truyền
(disassembly). Các thụ thể siglec khác nhau có thể được PRRSV sử dụng và tiến
hóa theo thời gian. Siglec-10
có thể được đặt giả thuyết xem là “thụ thể arche”. Siglec 10 có mặt trên một nhóm
nhỏ các đại thực bào ở amiđan và các mô bạch huyết khác và rất hiệu quả trong
quá trình xâm nhập của vi-rút, thể hiện sự đồng tiến hóa lâu dài của thụ thể đối
với PRRSV. Thụ thể này có lẽ đã được sử dụng nhiều nhất vào thời kỳ đầu của sự bùng
phát vi-rút. Vào thời điểm đó, PRRSV chỉ đang nhân lên trong quần thể nhỏ đại
thực bào này và hầu như không gây ra các dấu hiệu lâm sàng. Vì siglec-10 cũng
có trên tế bào lympho B, nên PRRSV có thể liên kết và xâm nhập, nhưng không lây
nhiễm qua các tế bào này. Đây có thể là cơ sở cho sự tồn tại của vi rút trong
vật chủ (vật chủ mang mầm bệnh) của nó. Vào cuối những năm 80, hầu hết PRRSV có
lẽ đã chuyển sang liên kết với thụ thể Siglec-1 (= sialoadhesin, CD169) (Hình
2). Các tế bào dương tính với Siglec-1 có trong phổi, nhau thai, các mô bạch
huyết. Sự sao chép trong phổi và nhau thai dẫn đến các vấn đề về hô hấp và sinh
sản. Đó là cơ sở cho cái tên PRRS-Hội chứng hô hấp và sinh sản ở heo. Vào những
năm 2000, vi rút ở Tây Âu bắt đầu nhân lên trong các đại thực bào ở mũi, dẫn
đến sự gia tăng sự lây truyền giữa heo. Thụ thể chịu trách nhiệm cho sự thích
nghi này không được biết đến; nó khác với thụ thể Siglec-1 và Siglec-10. Chủng
Lena có độc lực cao (PRRSV-1 subtype 3) gây ra bệnh lý mạch máu, có liên quan
đến sự nhân lên của PRRSV trong các đại thực bào tĩnh mạch. Thụ thể trong tập
hợp các đại thực bào này cũng khác với Siglec-1 và Siglec-10. Các thụ thể trong
đại thực bào ở mũi và tĩnh mạch đang được nghiên cứu. Ông
tin rằng vi-rút tiếp tục phát triển theo hướng lây nhiễm ngày càng nhiều quần
thể đại thực bào. Hình ảnh 2. Minh họa các thụ thể thường được
xem xét đối với PRRSV. Nguồn: Zhang, Q., Yoo, D. (2015)
Theo pig333
Các tin khác :
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() loading...
![]() |
![]() ![]() loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|