Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Gây Giống
7/10/2021 10:38:40
Heo nái hậu bị không lên giống
Không lên giống là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc thải loại heo nái hậu bị, làm gia tăng nhu cầu nhập heo nái hậu bị mới và tăng chi phí nái hậu bị. Hãy cùng điểm lại một số nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Tác giả : Enric Marco

Để bắt đầu chu trình sinh sản, heo nái cần phải có dấu hiệu của sự rụng trứng (lên giống) để có thể được gieo tinh và bắt đầu giai đoạn mang thai. Khi chúng ta nói đến heo nái hậu bị hoặc heo nái khô, luôn có một tỉ lệ nhỏ con nái không biểu hiện lên giống hoặc có biểu hiện lên giống muộn hơn so với bình thường. Nếu chúng không biểu hiện lên giống, vấn đề trở nên nghiêm trọng, vì nó không thể bắt đầu 1 chu kỳ sinh sản; nhưng nếu heo nái lên giống muộn (thường xảy ra sau khi cai sữa cho heo con), vấn đề chính là gây ảnh hưởng (xáo trôn) đến cơ cấu đàn (lứa) và số lứa heo đạt được ở mỗi con nái, thêm vào đó là làm tăng chi phí sản xuất, do có một tỉ lệ heo nái không cho năng suất trong trang trại.

Việc không lên giống có thể xuất hiện ở nái hậu bị hoặc heo nái đã đẻ nhiều lứa và chúng ta sẽ phân tích 2 đối tượng trên ở 2 bài viết khác nhau. Khi heo nái hậu bị không lên giống, điều này thường dẫn đến việc loại nái hậu bị, làm tăng nhu cầu nhập  heo nái hậu bị mới và chi phí sản xuất, vì trong khi chúng ta chờ đợi dấu hiệu lên giống, thời gian vẫn trôi và heo nái hậu bị vẫn cần phải ăn.

Heo nái hậu bị không lên giống là những con không có biểu hiện lên giống ở ngày tuổi thứ 220. Heo nái hậu bị thường động dục (có khả năng sinh sản) vào khoảng 180-210 ngày tuổi, và chúng ta hiểu rằng, biểu hiện đầu tiên của thời kì động dục chính là lên giống. Tỉ lệ lên giống muộn ở heo nái hậu bị có thể chấp nhận được là 10% cho lần đầu tiên lên giống.

Khi mà lượng heo nái hậu bị không động dục vượt quá 10% đàn, cần bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra để tìm ra nguyên nhân và sau đó, đưa ra những giải pháp phù hợp.

Bước đầu tiên của việc chẩn đoán nguyên nhân đó chính là xác định xem buồng trứng không thực sự hoạt động hay đã vào chu kỳ rụng. Để thực hiện việc này chúng ta có thể kiểm tra tại nhà máy giết mổ, hoặc định lượng nồng độ hoóc- môn progesterone trong huyết thanh trong pha thể vàng của chu kỳ rụng trứng, từ đó xác định chu kỳ đã diễn ra.

 

Buồng trứng bất hoạt

Chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề của sự động dục muộn và do đó, cần phải điểm qua tất cả các yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến việc này:

1. Tăng tưởng kém trong giai đoạn heo choai. Tăng trọng ít hơn 550g/ ngày có thể dẫn đến việc động dục chậm

  1. Thiếu chất béo. Leptin là một hoóc-môn được sản xuất bởi các tế bào mỡ, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng năng lượng. Nồng độ leptin cao tác động tích cực đến việc phóng thích hoóc-môn GnRH, sau đó GnRH kích thích tuyến yên giải phóng 2 loại hoóc-môn FSH và LH, chúng chịu trách nhiệm cho hoạt động của buồng trứng. Sự thiếu hụt chất béo sẽ làm giảm nồng độ leptin trong máu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình động dục. Vì trong kiểu gen đã ưu tiên làm tăng tỉ lệ nạc trong cơ thể heo, nái hậu bị nếu bị kiểm soát khẩu phần quá nghiêm ngặt sẽ gặp vấn đề trong giai đoạn động dục.

 

    • Lạnh, độ ẩm, gió lùa. Những điều kiện dẫn đến việc tiêu hao mỡ tích trữ sẽ tác động xấu đến thời kì động dục.
  1. Thiếu sự kích thích lên giống. Sự xuất hiện của heo nọc là một kích thích mạnh mẽ nhất cho việc lên giống của heo nái. Một khi heo nái hậu bị đã đạt 180 ngày tuổi và được kích thích hằng ngày bằng sự có mặt của heo nọc, chúng thường sẽ lên giống trong vòng 10 ngày. Một số nguyên nhân khiến cho việc kích thích bằng cách tiếp xúc với heo nọc không đạt được hiểu quả như mong muốn bao gồm:
    • Không được tiếp xúc thường xuyên với heo nọc
    • Tiếp xúc heo nọc khi ở trong một đàn heo nái hậu bị quá lớn
    • Thiếu ánh sáng
    • Cạnh tranh quá mức
  2. Những nguyên nhân do di truyền. Một số vấn đề về di truyền được xác minh có liên quan đến khả năng phóng thich GnRH kém.

Buồng trứng có hoạt động

Trong trường hợp buồng trứng vẫn hoạt đọng, chúng ta phải đối mặt với vấn đề về phát hiện lên giống hoặc lên giống “âm thầm” (với rất ít dấu hiệu lên giống).

Trong trường hợp này, chúng ta cần phải kiểm tra lại các vấn đề sau:

Kích thích của heo nọc:  Việc tiếp xúc phải diễn ra hằng ngày và thay đổi thời điểm (khoảng 15-20 phút mỗi ngày). Tránh để heo hậu bị đang lớn tiếp xúc trực tiếp và liên tục với heo đực giống, vì điều này có thể dẫn đến tình huống heo hậu bị quen với heo đực, và sau đó dẫn đến mất khả năng kích thích. Hậu bị phải được tiếp xúc trực tiếp với heo nọc mới có hiệu quả.

       

Hình 1. Thời gian heo nọc cần để phát hiện heo nái hậu bị động dục sau khi được đưa vào chuồng. P. English, 1986

• Điều kiện môi trường: Tránh lạnh, nóng, độ ẩm quá cao hoặc gió lùa ảnh hưởng đến hành vi bình thường.

• Quy mô đàn: Nhóm nhỏ 4-6 con là lý tưởng nhất, không trộn lẫn với heo nái đã đẻ nhiều lứa.

• Cho ăn hợp lý: thông thường, người chăn nuôi cho hậu bị ăn thức ăn dành cho nái mang thai, thức ăn này rất nghèo protein và năng lượng đối với những con nái tơ vẫn đang phát triển

Theo pig333



Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter