Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Dinh Dưỡng
12/8/2017 08:50:13
Hiện tương nái giảm trọng lượng khi nuôi con
Nái bình thường sau khi cai sữa từ 4~5 ngày thì chúng sẽ lên giống lại và được đưa vào phối. Để có thể đạt được như vậy thì trong thời gian nuôi con trọng lượng của nái không bị hao hụt nhiều, sau khi cai sữa chúng có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, trong thời gian nuôi con, nếu trọng lượng nái bị hao hụt quá nhiều thì thời điểm lên giống của lứa đẻ sau sẽ bị ảnh hưởng, số con và trọng lượng sơ sinh giảm.

Trọng lượng sụt giảm là do lượng mỡ trong cơ thể và một phần chất đạm trong cơ bắp bị mất. Nái từ lứa 1~3, đặc biệt là ở nái lứa đầu thường bị sụt giảm trọng lượng nhiều hơn. Nái lứa đầu nếu gặp tình trạng này thì thời gian hồi phục sẽ kéo dài, số lượng nái đào thải cũng cao.

Sụt giảm trọng lượng nái sau khi nuôi con tuỳ từng giống mà có sự khác biệt.


Những nguyên nhân gây giảm trọng lượng trên nái lứa đầu:
- Đưa vào sinh sản quá sớm khi ngày tuổi còn nhỏ.
- Nái lứa đầu nuôi quá nhiều con.
- Chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề dinh dưỡng.
- Lượng cám ăn vào ít hoặc heo không thể ăn cám.
- Không áp dụng đúng các biện pháp cách ly cai sữa, cai sữa sớm, ghép bầy theo đúng năng lực sản xuất sữa của nái lứa đầu.

Ngoài ra, còn có một số sai lầm khác trong quá trình nuôi dưỡng như:
- Không quan tâm tới việc giảm trọng lượng của những nái lứa đầu do suy nghĩ không để lại hậu quả lớn.
- Khi mang thai cho ăn quá nhiều.
- Vào thời kì đầu sau khi đẻ, nái không ăn đủ cám.
- Nái không uống đủ nước do hệ thống nước uống không phù hợp.
- Nhiệt độ trại đẻ quá nóng khiến lượng cám ăn vào giảm.
- Cám cho nái nuôi con không còn độ tươi ngon khiến nái giảm lượng thức ăn ăn vào.

Nếu vậy, ta phải áp dụng biện pháp nào để phòng chống hiện tượng sụt giảm trọng lượng?
  •  Hậu bị khi tuyển chọn hoặc mua về nên ở trọng lượng 70~75kg, khi phối lần đầu phải có trọng lượng khoảng 125~135kg. Cần cho nái có thời gian cách ly, thích ứng hồi phục với môi trường nuôi mới.
  • Hậu bị trong vòng hai tuần đầu khi nhập về nên cho ăn cám heo choai. Sau đó, trong vòng 3~4 tuần cho ăn cám có độ đạm thấp và năng lượng phù hợp để heo tích lũy mỡ trong cơ thể. Tiếp theo, trong vòng 10~14 ngày cho heo ăn cám có lượng dinh dưỡng cao nhằm kích thích rụng trứng. Nên phối giống vào lần lên giống thứ ba.
  • Nái lứa đầu tại thời điểm nuôi con nên có độ dày mỡ lưng (P2) ở mức 20~21mm.
  • Vào 3~4 tuần cuối kỳ mang thai nên cung cấp dinh dưỡng sao cho heo con phát triển nhanh. Tuy nhiên, nếu cho ăn quá nhiều thì sau khi đẻ heo sẽ giảm lượng cám ăn vào, ảnh hưởng đến sự sụt giảm trọng lượng sau khi nuôi con.
  • Nên duy trì chuồng trại sạch sẽ, quản lý tốt nhiệt độ chuồng nhằm kích thích tính thèm ăn của nái. Chú ý, luôn cung cấp đầy đủ nước sạch.
  • Vào ngày thứ năm sau khi đẻ cần đánh giá điểm thể trạng của nái nhằm điều chỉnh lượng cám cho ăn.
  • Cần kiểm tra các hệ thống thiết bị nhằm giảm tối đa stress trên nái.
Biên dịch: heo.com.vn
Theo Pig & Pork




Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter