Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản Lý
7/11/2016 16:31:10
Nhiệt độ ảnh hưởng tới năng suất chăn nuôi heo
![]() Một trong những việc trọng tâm trong quản lý môi trường nuôi là duy trì nhiệt độ phù hợp. Môi trường nuôi dưỡng có ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản của nái, khả năng phát triển của heo thịt và heo con.
1. Sự cần thiết của việc quản lý nhiệt độ Heo là loài động vật có một lượng mỡ lớn bao bọc quanh cơ thể. Nhiều người nghĩ rằng, chúng dễ dàng chịu đựng được những thay đổi về nhiệt độ, nhưng thật ra heo là loài động vật rất mẫn cảm với nhiệt độ. Thực tế trong trại là không phải lúc nào cũng duy trì được nhiệt độ lý tưởng cho heo, mà là cố gắng hạn chế sự thay đổi nhiệt độ trong trại. Ngưỡng nhiệt độ giới hạn là nhiệt độ cao nhất hoặc thấp nhất mà nếu ở trong môi trường đó heo sẽ bị ảnh hưởng tới năng suất. Khi nhiệt độ nuôi xuống thấp hơn nhiệt độ giới hạn thì lượng cám ăn vào sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng năng suất sụt giảm. Cần hạn chế sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày. Những chuồng hoặc mùa có chênh lệch nhiệt độ trong ngày quá lớn thì số heo gặp sự cố thường tăng cao. 2. Độ ẩm So với các loài động vật khác thì heo có khả năng thoát nhiệt kém hơn. Nếu nhiệt độ nuôi cao và độ ẩm trong chuồng cao thì tốc độ tăng trọng của heo sẽ bị ảnh hưởng. Nên duy trì chuồng trại khô ráo, không được quá ẩm ướt. Tuy nhiên, nếu độ ẩm chuồng trại quá khô thì heo dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vi khuẩn gây bệnh thường phát sinh mạnh khi độ ẩm và nhiệt độ thấp. Vì vậy, để giảm viêm phổi vào mùa lạnh cần duy trì độ ẩm chuồng trại thích hợp. Nếu độ ẩm xuống dưới 50% hoặc lên trên 80% thì sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới heo. 3. Những yếu tố vật lý ảnh hưởng tới nhiệt độ nuôi dưỡng Có một số yếu tố vật lý làm thay đổi nhiệt độ trong chuồng, đó là nhiệt độ bên ngoài, sự lưu chuyển không khí, loại nền chuồng, vật liệu cách nhiệt của trần và tường, gió lùa... Ảnh hưởng của tốc độ gió: Tốc độ gió tiêu chuẩn trong chuồng đẻ là dưới 0,15m/s; trại thịt và các trại heo sinh sản là dưới 0,2m/s. Nếu heo bị gió lạnh lùa vào thì heo sẽ bị mất nhiệt dẫn tới tiêu chảy và ho. Heo con đặc biệt rất nhạy cảm với gió lạnh, vì vậy người quản lý trại đẻ và trại cai sữa cần chú ý kỹ vấn đề này. Heo thịt dưới 60kg không nên để gió lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể, nếu bị thổi trực tiếp thì nhiệt độ heo cảm nhận sẽ bị giảm xuống. Nếu gió với tốc độ 0,15m/s chạm trực tiếp vào heo thì nhiệt độ cảm nhận sẽ giảm xuống 4oC, tốc độ 0,46m/s sẽ giảm xuống 7,2oC, tốc độ 0,52m/s sẽ giảm khoảng 10oC. Tuy nhiên, cần ghi nhớ gió còn có vai trò cung cấp không khí sạch cho chuồng trại, giúp giảm độ ẩm trong trại. Ảnh hưởng của nền chuồng: Nếu heo nằm trực tiếp xuống nền chuồng thì chất liệu nền chuồng rất quan trọng trong việc giữa ấm cho heo. Từng loại chất liệu nền chuồng có tác động khác nhau lên heo, nên khi xây dựng cần lưu ý chọn chất liệu nền thích hợp. 4. Nhiêt độ nuôi của từng loại chuồng Trại đẻ: Nhiệt độ phù hợp ở trại đẻ từ khu nhập chuồng đến trước khi đẻ là 18oC, khi đẻ là 22oC. Khi nhiệt độ trong chuồng xuống thấp thì heo con sẽ yếu, không lanh lợi, dễ bị nái đè. Lúc nái đẻ, nhiệt độ chuồng nái cần cao hơn so với lúc thông thường khoảng 4oC. Nếu nền chuồng đẻ bằng bê-tông hay kim loại thì cần chú ý giữ ấm cho heo con bằng cách trải thảm lót. Heo con khi đẻ cần để trong khu vực úm với nhiệt độ khoảng 35oC, sau đó từ từ giảm dần. Ngoài ra, cần chú ý nếu nhiệt độ chuồng trên 27oC thì nái sẽ giảm lượng cám ăn vào và giảm sản xuất sữa. Trại cai sữa: Sau cai sữa rất nhiều trường hợp heo con cảm thấy lạnh. Vì không còn nái nên nhiệt độ heo con cảm nhận giảm khoảng 5oC. Chính vì vậy, sau cai sữa cần phải bố trí khu úm cho heo. Khi cai sữa nên duy trì nhiệt độ từ 28~30oC. Sau đó, cứ mỗi một tuần giảm khoảng 2oC, đến 50 ngày tuổi thì giảm còn 19~20oC. Nếu chia bầy cai sữa theo trọng lượng, cần lưu ý là đối với bầy 6~7kg, chỉnh nhiệt độ trên 30oC thì hơi nóng khiến heo giảm ăn cám; còn đối với bầy 5kg chỉnh 26oC thì hơi lạnh. Vì thế, cần kiểm tra nhiệt độ chuồng trại thường xuyên để duy trì nhiệt độ chuồng trại phù hợp. Đặc biệt không nên để chênh lệch nhiệt độ trong ngày quá 3oC. Ở thời kì cai sữa, nếu quản lý nhiệt độ không phù hợp sẽ dẫn tới tình trạng tiêu chảy và chậm tăng trọng. Trại thịt: Tại trại thịt, tùy theo giai đoạn nuôi mà điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Nếu nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ thích hợp, heo phải sản xuất nhiều nhiệt lượng làm ảnh hưởng tới FCR, giảm tăng trọng. Khi chuyển heo cai sữa sang trại thịt nên để nhiệt độ 24oC. Nếu chênh lệch nhiệt độ trong ngày khoảng 5~6oC, tăng trọng của heo ít bị ảnh hưởng. Nếu chênh lệch trên 10oC, heo sẽ phải điều chỉnh thân nhiệt, sức khoẻ heo bị ảnh hưởng, dễ dẫn đến viêm phổi. Biên dịch: Heo Team Theo Pig & Pork
Các tin khác :
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() loading...
![]() |
![]() ![]() loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|