Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản Lý
9/11/2018 14:15:20
Quản lý nái theo từng cá thể
Khi thời tiết khí hậu trở nên nóng, năng suất trại sẽ sụt giảm. Để khắc phục tình trạng này, ta cần phải thật sự nỗ lực. Hơn nữa, trại phải chuẩn bị trước những tình huống bất lợi khi thời tiết giao mùa. Đặc biệt, việc quản lý heo sinh sản là rất quan trọng. Trại phải tốn nhiều thời gian để nái hồi phục do mắc bệnh. Khi nái bị stress nhiệt thì tỷ lệ phát sinh các vấn đề như chuyển hóa năng lượng và tiết hoocmôn sẽ cao, heo nái sau cai sữa không lên giống… Chính vì vậy trại phải tập trung giải quyết các vấn đề trên.



1. Quản lý theo từng cá thể nái:

Muốn tạo bầy nái có năng suất cao thì điều đầu tiên là phải tập trung quản lý theo từng cá thể. Việc quản lý độ dày mỡ lưng, trọng lượng… của từng nái không phải là việc dễ dàng.
Việc đầu tiên là phải ghi chép số liệu từng cá thể. Những trại lớn thì quản lý bầy nái theo từng lứa đẻ, bầy nái nhỏ thì quản lý theo sự thay đổi của độ dày mỡ lưng. Khoảng 50% nái trong trại nên ở từ lứa 3~6.

Ngoài ra cần phải quản lý nái theo từng thời điểm đặc biệt. Ví dụ trại đang bị các bệnh như PED hay các bệnh khác thì phải cung cấp cho nái môi trường nuôi và dinh dưỡng phù hợp. Không chỉ ở lứa đẻ hiện tại, mà năng suất các lứa sau như tỷ lệ đẻ, số heo con đẻ ra, khả năng nuôi con… cũng sẽ bị ảnh hưởng.

2. Quản lý nái mang thai:

Để giúp nái bị ảnh hưởng do bệnh và thời tiết nóng hồi phục nhanh thì việc quản lý sau cai sữa và thời kì đầu mang thai rất quan trọng. Thời gian mang thai là thời gian giúp nái hồi phục trọng lượng, chất đạm, chất béo bị mất trong thời kì nuôi con. Đặc biệt là dinh dưỡng thời kì đầu mang thai. Lượng cám cung cấp thời kì mang thai được người quản lý điều chỉnh theo thể trạng của nái.


Quản lý từ nái cai sữa:
Để nái sau cai sữa lên giống lại bình thường thì cần thỏa mãn các yếu tố về dinh dưỡng, sinh lý và môi trường nuôi dưỡng. Tuy nhiên vào mùa nóng, các yếu tố trên rất khó đáp ứng được. Nái khi bị stress nhiệt sẽ giảm lượng cám ăn vào dẫn tới giảm trọng lượng, độ dày mỡ lưng, khiến việc lên giống lại sau cai sữa phát sinh nhiều vấn đề. Sau khi cai sữa cần cho nái ăn cám nuôi con và bổ sung thêm đường, vitamin, khoáng chất… để hỗ trợ quá trình lên giống và rụng trứng. Ngoài ra, cần đảm bảo thời gian chiếu sáng khoảng 16 tiếng/ngày (300~350 lux). Sau cai sữa nếu heo không lên giống thì ta có thể xử lý bằng hoocmôn, nhưng khuyến cáo nên giải quyết vấn đề này bằng các biện pháp cơ bản như quản lý nuôi dưỡng, chương trình cho ăn và môi trường nuôi.

Tập trung quản lý nái mang thai:
Thời kì đầu mang thai là thời kì giúp heo hồi phục lại độ dày mỡ lưng bị hao mòn khi nuôi con. Khi trời nóng heo giảm ăn thì độ dày mỡ lưng sẽ còn giảm nhiều hơn. Trong vòng 30 ngày đầu mang thai nên cung cấp đầy đủ cám, trễ nhất là đến ngày thứ 60 heo phải hồi phục lại BCS theo mức mục tiêu đặt ra. Để hồi phục 1mm độ dày mỡ lưng thì cần phải cung cấp thêm 200gam thức ăn/một ngày. Thông thường sau khi phối từ 3~7 ngày ta thường cho ăn giới hạn. Tuy nhiên, những nái quá ốm nên cho ăn không giới hạn để nhanh chóng phục hồi thể lực.

Quản lý nái trước sau đẻ:

Để thai nhi thời kì cuối phát triển bình thường ta có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho heo. Sau khi nái đẻ, cần cho nái uống nhiều nước để sản xuất đủ sữa cho heo con. Cám được tăng dần theo từng giai đoạn. Nếu tăng quá nhanh lượng cám ăn vào có thể gặp tác dụng ngược cho heo. 


(Trích từ Ấn Phẩm Chăn Nuôi Heo vol 78 tháng 02/2016)




Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter