Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản Lý
14/4/2021 09:47:19
Kế hoạch thay đàn-phần 2
Những điều lưu ý khi nhập hậu bị: Quyết định số lượng hậu bị sẽ nhập: duy trì tỷ lệ thay đàn mỗi năm trên
40%. Tỷ lệ đàn theo lứa đẻ hợp lý (nái lứa 1 18%, lứa 2 17%, lứa 3-6 57%, trên
lứa 7 dưới 8%). Khi nhập hậu bị phải kiểm tra kỹ thể trạng, thể lực và chân. Nhập heo từ trại giống âm tính với bệnh PRRS. Mua giống từ một trại duy nhất, thống nhất nguồn gốc, giống heo: tuỳ thuộc
vào mức độ an toàn dịch tể, tình hình dịch bệnh, quy mô trại mà lựa chọn mua. Ngày tuổi và trọng lượng khi nhập hậu bị: 150 ngày tuổi, trọng lượng khoảng
90 kg, nhập về thích nghi, thuần dưỡng trên 3 tháng. Ví dụ: Trường hợp nái lứa 1 là 18%, lứa 2 là 17%--> ( 18+17)/2 x 2,4
lứa đẻ/năm= 42% Tỷ lệ hậu bị không lên nái : 10%--> trại quy mô 200 nái (200 con x 42% x 1,1= 92 con, tỷ lệ thay đàn/ so với nái= 4%/ tháng). Như vậy trại quy mô 200 nái mỗi năm phải nhập 92 hậu bị thì mới duy trì
được cơ cấu đàn theo lứa đẻ phù hợp. Nâng cao sức miễn dịch trong trang trại bằng cách nhập hậu bị: cơ cấu
đàn theo lứa đẻ phù hợp cũng khiến sức miễn dịch toàn đàn tăng cao. Những lứa đẻ
kinh tế (năng suất cao) như từng lứa 3-5 phải duy trì trên 45%--> miễn dịch
bầy nái tốt. Nái lứa đầu và nái già sức miễn dịch không tốt nên thường dễ mắc các loại
bệnh. Đặc biệt là ở nái già tình hình dịch bệnh rất không ổn định. Những trại
có tỷ lệ nái già cao dù số con sinh ra nhiều nhưng số heo con cai sữa thường có khuynh hướng thấp. Heo
con của nái lứa cao thường thiếu sữa nên phải ghép bầy. Heo ghép bầy nếu được
bú sữa đầy đủ thì có thể hồi phục. Nhưng đây là một trong những nguy cơ lây lan
dịch bệnh. Quản lý độ dày mỡ lưng: Ngoài việc quản lý vệ sinh an toàn dịch tể, cách ly thích nghi, thì việc
quản lý độ dày mỡ lưng heo cũng rất quan trọng.
Máy đo độ dày mỡ lưng và điểm P2. Quản lý cám cho heo hậu bị
Giai đoạn từ 20-100 kg: quản lý sao
cho heo tăng trọng nhanh nhất. Thời kì trước khi phối (100 kg- trước phối 2 tuần)
hạn chế tăng trọng, tăng cường tích luỹ mỡ (ADG 500g/ ngày). Bổ sung can-xi và phốt-pho
để hệ cơ xương, chân phát triển tốt. Cám nái nuôi con giúp tăng trọng tốt
nhưng không tích luỹ được mỡ. Cám heo thịt thì hàm lượng can-xi và phốt-pho thấp
à ảnh hưởng xấu
tới hệ cơ xương hậu bị. Trước khi phối 2 tuần đến khi phối
nên cung cấp cám có nguồn năng lượng caoà giúp tăng số trứng rụng lên 0,5-2 trứng
(Cameron et al., 1999; Hartog and Kempen, 1980)à tăng số heo con hậu bị và lứa sau; hỗ
trợ hậu bị lên giống. Cám có nguồn năng lượng cao có thể
gây ảnh hưởng tới quá trình hình thành thai. Nên sau khi phối ta dừng cho ăn loại
cám này chuyển sang loại cám có năng lượng thấp hơn. Tiêu chuẩn lựa chọn và đào thải hậu bị: Để hậu bị đạt năng suất tốt thì nên
phối ở khoảng 250 ngày tuổi vào lần lên giống thứ 3 hoặc 4 (đẻ trên 10 con thì
số trứng rụng phải trên 11,9). Trọng lượng khi phối lần đầu phải trên 150 kg, độ
dày mỡ lưng điểm P2 trên 18 mm. Hậu bị sẽ đào thải khi mắc bệnh hô hấp
nặng, chân yếu không thể đi lại, kích thước hình dạng âm hộ không đạt chuẩn, số
lượng vú và bố trí không đạt, cá thể trên 170 ngày tuổi mà không lên giống. Tỷ
lệ đào thải hậu bị dưới 10% là bình thường.
Theo Koreapork
Các tin khác :
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() loading...
![]() |
![]() ![]() loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|