Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản Lý
6/11/2018 10:41:13
Những điểm cần lưu ý khi quản lý trại đẻ
Trại quy mô khoảng 510 nái năng suất PSY (số heo con cai sữa/nái/năm) ổn định ở mức 23 con. Để duy trì năng suất này trại luôn quản lý dữ liệu năng suất bằng phần mềm, luôn học hỏi kinh nghiệm từ những người quản lý giỏi khác.
![]() Quản lý đặc biệt nái lứa đầu:
Thông thường các trang trại quản lý theo nhóm hoặc quản lý theo tuần thì bình quân nái lứa đầu chiếm khoảng 18 ~ 20%. Chính vì vậy, những sự cố trước và sau khi đẻ của nái hậu bị sẽ ảnh hưởng rất lớn tới năng suất toàn trại. Ngoài ra, cơ cấu nái theo lứa đẻ không phù hợp cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn năng suất toàn trại. Hạn chế tối đa stress do di chuyển đảm bảo an toàn tuyệt đối cho heo. Sau khi nhập heo vào trại đẻ, cần kiểm tra lượng cám ăn vào. Tùy theo thể trạng có thể cho ăn một ngày từ 1,6 ~ 2kg. Khi chuyển heo vào trại đẻ cần kiểm tra tình trạng dịch bệnh ở cuối kì mang thai. Tiêm chất dinh dưỡng và bổ sung chất hỗ trợ trao đổi chất. Kiểm tra nái có bị thương hoặc đau chân không. Kiểm tra nái có mắc bệnh hô hấp hay bị tiêu chảy hay không. Cho nái uống nước đầy đủ. Kiểm tra lại điều kiện trang thiết bị có hợp với nái hậu bị hay không: độ cao máng ăn, vị trí núm uống, nền chuồng có tốt không, thông thoáng khí… Sử dụng thuốc trợ sinh: giúp nái đẻ tập trung vào cùng một thời điểm (dễ ghép bầy, dễ đỡ đẻ). Khi có người đỡ đẻ tỷ lệ chết khi sinh giảm, heo đẻ khó có thể xử lý nhanh. Để cho tuyến vú heo hậu bị phát triển đầy đủ và phòng ngừa viêm vú thì trong ngày sinh ta nên thực hiện việc ghép bầy. Cho nái nuôi khoảng từ 10 ~ 11 heo con có trọng lượng tương đương nhau (trên 1,4kg). Quản lý sao cho nái nhanh chóng hồi phục được sức khỏe. - Tiêm kháng sinh, bổ sung dưỡng chất, rửa tử cung (trường hợp tử cung chảy mủ), cho uống nước đầy đủ.Điều chỉnh cho ăn theo từng giai đoạn, trong vòng 10 ngày sau đẻ lượng cám ăn vào phải đạt mức cao nhất. - Trường hợp quản lý cấp cám bị thất bại, chất lượng sữa thay đổi (viêm vú), tiêu chảy heo con, lượng cám ăn vào giảm sẽ không đạt được lượng cám cao nhất, dẫn đến trọng lượng cai sữa giảm. Để tránh tình trạng giảm trọng lượng quá nhiều khi nuôi con, cần cho nái cai sữa sớm ở 2 tuần tuổi và chuyển heo con cho nái khác nuôi. Việc sử dụng thuốc trợ sinh giúp nái đẻ tập trung, giảm tỷ lệ sự cố khi sinh, nhưng cần chú ý xử lý nhanh các trường hợp đẻ non. Trước khi đẻ cần cho heo nhịn ăn, kiểm tra các thiết bị sưởi ấm trong trại. - Vệ sinh, rửa sạch vú và âm hộ của nái.Lau sạch nhớt trên người heo con sau đó cho bú sữa đầu (duy trì nhiệt độ môi trường từ 32 ~ 35oC). Nhanh chóng cho heo con bú sữa đầu. Đặc biệt là heo con nhẹ cân và còi yếu. Nhiệt độ khu vực sưởi ấm của heo con phải trên 35oC. Nếu heo con không nằm ở khu vực sưởi ấm thì tỷ lệ heo con chết do nái đè sẽ tăng. Sau khi khoảng 70% số heo đẻ xong ta cho bấm răng, cắt đuôi, bấm tai. Sau đó có thể ghép bầy. - Sát trùng dụng cụ sau khi xử lý xong một ô chuồng.Phương pháp xử lý khi đẻ khó: Áp dụng khi khoảng cách mỗi lần đẻ trên 30 phút, trong trường hợp mang thai trên 116 ngày, hoặc nái có thể hình nhỏ. - Cho nái đứng dậy đổi bên nằm. Trong trường hợp dùng tay móc nên vệ sinh sát trùng tay kỹ, sử dụng các chất bôi trơn để tránh tổn thương tử cung heo. Khi cai sữa phải đánh giá điểm thể trạng của nái. Thể trạng của nái sẽ ảnh hưởng tới các chỉ số: - Năng suất sinh sản của lứa tiếp theo. Cho heo con 1 tuần tuổi tập ăn sẽ giúp chúng nhanh thích ứng với việc ăn cám sau cai sữa. Thông thường việc cho heo ăn cám dạng lỏng sẽ giúp chúng ăn nhiều và dễ thích ứng hơn so với cám viên. Cho ăn 1 ngày trên 2 lần. Ngày tuổi bắt đầu cho ăn: khoảng từ 1 tuần tuổi (trong vòng 2 ngày chỉ cho ăn cám bột). Tỷ lệ trộn nước và cám tập ăn (nước : cám = 4 : 1). Cung cấp chất điện giải cho heo. Vệ sinh máng ăn heo con sạch sẽ. Khi heo con bị tiêu chảy và mắc các bệnh khác thì đa số là do nguyên nhân quản lý vệ sinh môi trường không phù hợp. Cần nhanh chóng điều trị các heo bệnh để tránh gây thiệt hại lớn. Đánh dấu heo đã điều trị (để mỗi ngày kiểm tra). Điều trị tiêu chảy: tiêm thuốc enrofloxacin vào bắp. Trường hợp nặng có thể bổ sung thêm các lợi khuẩn, ủ ấm heo con, cung cấp chất điện giải, chất dinh dưỡng, kháng sinh vào trong nước uống. Ưu tiên điều trị nái (phải tìm ra được nguyên nhân). Điều trị viêm khớp: sử dụng thuốc kháng viêm dexamethasone 1 ml/ngày. Nếu không điều trị được nhanh chóng đào thải. Trường hợp cả đàn trong bầy bị tiêu chảy có thể nguyên nhân là do chất lượng sữa. Nếu do chất lượng sữa thì nhanh chóng điều trị nái, chuyển heo con sang nái khác. Trường hợp do virus như Giả dại (Aujeszky disease - AD), TGE, PED… thì cần xác định chính xác rồi tiến hành biện pháp xử lý phù hợp. Ngoài ra cần điều chỉnh tiểu khí hậu môi trường nuôi như nhiệt độ, độ ẩm, sạch sẽ. Quản lý ghép bầy: Việc ghép bầy tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng thiết bị chuồng trại, quy mô, năng suất… Chính vì vậy, khi ghép bầy người quản lý cần chú ý đến tình hình thực tế trại của mình.Ghép bầy vào ngày sinh, 1 tuần tuổi, 2 tuần tuổi. - Nếu được nên lựa chọn heo con cùng một bầy và cùng độ lớn.Heo con còi yếu trong vòng dưới 7 ngày tuổi nên ghép với nái mới đẻ dưới hai ngày. Heo cai sữa không đạt đủ trọng lượng cần tiếp tục cho bú. Heo con 2 tuần tuổi đạt trên 5,5kg có thể cai sữa sớm và cho nái nuôi heo khác. Trường hợp nái chết: ghép bầy heo con. Trại phải có kế hoạch đào thải thay đàn, phải chuẩn bị trước kế hoạch nhập hậu bị. Kế hoạch nhập hậu bị dựa trên số nái dự kiến phối và số nái sẽ đào thải. Tỷ lệ thay đàn khoảng 40% là phù hợp. Nái đào thải phải theo tiêu chuẩn sau: Đào thải dựa theo nguyên tắc thay đàn hàng năm. Nái trên lứa 6 lên giống lại liên tục 3 lần. Nái trên lứa 6 sẩy thai liên tục 2 lần. Trường hợp nái rạ không cho con bú hoặc cắn con. 3 lứa liên tiếp số heo con đẻ ra dưới 6 con. Nái sau khi sinh chân đau không đứng được. Nái quá già. Nái sau cai sữa 2 tuần đã xử lý PMSG liên tục 2 lần mà không lên giống. Hậu bị trên 300 ngày tuổi đã xử lý PMSG nhưng vẫn không lên giống. Ưu tiên kiểm tra trang thiết bị trại đẻ. Chuồng trại phải đủ so với quy mô nái, áp dụng cùng vào cùng ra, vệ sinh sát trùng kỹ trang thiết bị sẽ giúp năng suất sinh sản tăng cao. Trang thiết bị phải đảm bảo việc hạn chế chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm. Trong trường hợp trại quay bạt, cần linh hoạt điều chỉnh bạt theo từng thời điểm (chú ý tránh gió lạnh trực tiếp lùa vào heo). Chuẩn bị các trang thiết bị sưởi ấm cho heo con. Trang thiết bị cấp nước phải đầy đủ để phục vụ việc ăn uống và điều trị heo. (Trích từ Ấn phẩm Chăn Nuôi Heo Vol 87 tháng 11/2016)
Các tin khác :
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() loading...
![]() |
![]() ![]() loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|