Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản Lý
5/11/2018 11:00:54
Quản lý vệ sinh dịch tể và miễn dịch của heo


Quản lý nông trại:

Nông trại là nơi luôn tồn tại các tác nhân gây bệnh cho heo. Những tác nhân này có thể xâm nhập từ bên ngoài hay tự có ở trong trại. Tuy nhiên, điểm chung của các trại năng suất cao là họ duy trì sự sạch sẽ, vô trùng từ cổng trại và quản lý sắp xếp khoa học phía bên trong.

Phía cổng ra vào là các thiết bị sát trùng xe cộ, vật liệu ra vào trại. Những trại thường xuyên xảy ra bệnh thường là những trại không có đủ thiết bị sát trùng, hoặc có nhưng không sử dụng đúng cách. 

Trại quản lý tốt là phải chuẩn bị áo phòng dịch và ủng cho người bên ngoài vào trại. Áo và ủng này cần phải sạch sẽ để không gây bất tiện cho người mặc. Những trại quản lý không tốt thì khi khách vào không có áo phòng dịch hoặc có nhưng không sạch sẽ đảm bảo vệ sinh vô trùng. Ủng thì dính đất cát, dị vật từ bên ngoài. Điều này tạo ấn tượng không tốt cho khách vào trại. Những trại này thường xuyên nổ ra dịch bệnh.

Trại phòng dịch tốt là trại quản lý sát trùng tiêu độc người ra vào kỹ, trang thiết bị vận hành tốt không gây bất tiện cho người ra vào.

Quản lý heo:

Để nâng cao sức miễn dịch, trại cần tiêm phòng vắc-xin cho heo. Tuy nhiên, vắc-xin vẫn có những điểm hạn chế. Vắc-xin chỉ phòng ngừa ở mức độ nào đó đối với một số bệnh của trại hay khu vực. 

Việc phòng ngừa tất cả các bệnh bằng vắc-xin là việc làm rất khó khăn. Để nâng cao sức miễn dịch cho trang trại, việc thứ nhất là phải có cơ cấu đàn theo lứa đẻ phù hợp, thứ hai là thể trạng của nái và cuối cùng là tiêu độc sát trùng. 

Cơ cấu đàn theo lứa đẻ: 

Nhiều người đã biết rõ tầm quan trọng của cơ cấu đàn theo lứa đẻ, nhưng trên thực tế nhiều trang trại vẫn duy trì cơ cấu đàn không phù hợp. 

Khi so sánh số lượng heo con đẻ ra theo từng lứa đẻ ta thấy năng suất của lứa 3~6 là tốt nhất. Chính vì vậy, để nâng cao năng suất sinh sản thì cơ cấu đàn theo lứa đẻ phải phù hợp. Dù cho chăm chỉ nỗ lực, nhưng nếu năng suất nái không cao thì rất khó đạt kết quả tốt. Để duy trì cơ cấu đàn tốt, sau mỗi lần nái đẻ, trại phải kiểm tra trạng thái sức khoẻ của nái để có kế hoạch đào thải. Ở các nước chăn nuôi tiên tiến tỷ lệ thay đàn nái rất cao. 

Nguyên tắc đào thải nái:

Cần phải cương quyết đào thải nái có năng suất không cao. Ngoài việc gây ảnh hưởng tới năng suất toàn trại, chúng còn gây lãng phí cám và giảm hiệu suất sử dụng trang thiết bị. 

Nái có số lứa đẻ cao thường cai sữa dưới 8 con, khả năng cho sữa và miễn dịch cũng không tốt dẫn đến heo con còi cọc. Trại nên đào thải những nái này để cải thiện năng suất trại và sức khỏe của heo con. 

Những nái đẻ liên tục dưới 8 con/lứa hoặc đẻ 3 lứa dưới 20 con thì cũng nên đào thải. 

Quản lý thể trạng nái: 

Nái cần được quản lý, kiểm tra, đánh giá thể trạng theo từng cá thể một cách chặt chẽ. Thể trạng của nái ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất sinh sản. Điểm thể trạng giúp ta có thể tăng tối đa năng suất sinh sản cho nái. 

Điểm thể trạng giúp điều chỉnh tăng giảm lượng cám. Chúng giúp tăng hiệu quả của loại cám được cho ăn. Thể trạng nái được duy trì tốt thì năng suất sinh sản sẽ tốt, trọng lượng heo con lớn, tỷ lệ chuyển thịt cao. Tiêu chuẩn về thể trạng nái của mỗi người quản lý sẽ có sự khác biệt. Do vậy, để quản lý thể trạng nái chính xác ta nên căn cứ vào độ dày mỡ lưng. 

Việc đánh giá thể trạng nái bằng mắt thường bị ảnh hưởng nhiều do yếu tố chủ quan, cảm nhận của mỗi người, nên độ chính xác thường không cao. Tuy nhiên, nếu quản lý bằng độ dày mỡ lưng thì chỉ tiêu này sẽ được cụ thể bằng con số khiến việc đánh giá sẽ trở nên dễ dàng hơn. Việc đánh giá thể trạng nái được làm ba lần vào các thời điểm như: thời kỳ nái cai sữa, thời kì giữa mang thai và thời kì cuối mang thai. Để cung cấp cám chính xác theo từng thời kì, ta phải đo độ dày mỡ lưng ít nhất 3 lần. Với số liệu ở những lần đo này, người quản lý có thể ước đoán độ dày mỡ lưng bằng mắt với sai số thấp. 

Độ dày mỡ lưng lý tưởng cho từng giai đoạn là thời kì nái cai sữa 16mm±1mm, trước khi đẻ là 20mm±2mm, giữa thời kì mang thai là 18mm±2mm. 

(Trích từ ấn phẩm chăn nuôi Heo vol.81 tháng 5/2016)




Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter