Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Gây Giống
22/11/2018 10:07:39
Những nguyên nhân gây sẩy thai
Nhiều trại khi quan sát thấy không có vấn đề gì bất thường nhưng số nái sẩy thai lại liên tục gia tăng. Vì vậy, bài viết này sẽ trình bày những nguyên nhân gây sẩy thai trên nái.
Nguyên nhân đa dạng: Những nguyên nhân chủ yếu gây sẩy thai thường được chia làm hai dạng: lây nhiễm và không lây nhiễm. Nguyên nhân lây nhiễm là các bệnh như viêm não Nhật Bản, Parvovirus, giả dại, PRRS, cúm heo, Circovirus type 2, dịch tả, đóng dấu son, Lepto…. Nguyên nhân không lây nhiễm là các loại stress, yếu chân, môi trường nuôi không phù hợp, tác dụng phụ của vắc-xin, cám nhiễm nấm mốc, nhiệt độ phòng quá lạnh, gió lùa, dinh dưỡng kém, chuồng tối, ngộ độc…. Khi xác định nguyên nhân nái bị sẩy thai cần phân biệt nguyên nhân do lây nhiễm hay không lây nhiễm. Để làm được điều này thì khi nái bị sẩy thai, cần bảo quản lạnh thai bị sẩy, đồng thời lấy mẫu máu của nái. Trong trường hợp do nguyên nhân lây nhiễm, trong mẫu thai nhi sẽ có các tác nhân gây bệnh. Khi lấy máu nái bị sẩy thai cũng nên lấy máu những nái bình thường khác để so sánh. Một tháng sau lại lấy máu những nái ở trên thêm một lần nữa để so sánh tình trạng tăng hoặc giảm hàm lượng kháng thể trên các mẫu. Thông thường, nếu mắc các bệnh như viêm não Nhật Bản hay Parvovirus thì heo dễ sẩy thai hay đẻ non vào thời điểm trước và sau ngày dự sinh. Trường hợp bị PRRS và Lepto thì sẩy thai thường xuất hiện 1 tuần trước dự sinh. Bệnh giả dại gây sẩy thai trên toàn bộ thời gian thai kì. Các bệnh như dịch tả, đóng dấu son, Toxoplasma… thường gây sốt, nhiễm trùng huyết trên nái. Những nguyên nhân không lây nhiễm: Trong trường hợp sẩy thai thời kì đầu, nguyên nhân do lây nhiễm là rất thấp. Đối với heo, 1 tháng đầu sau khi phối rất dễ dẫn tới sẩy thai. Nguyên nhân chủ yếu là do các loại stress. Có thể do gió lạnh lùa, sàn bằng xi măng ẩm ướt cũng rất dễ gây sẩy thai. Thời gian chiếu sáng bị giảm theo mùa, hay nấm mốc trên cám cũng gây ảnh hưởng tới năng suất. Do có nhiều nguyên nhân dẫn đến sẩy thai nên việc quản lý thời kì đầu mang thai phải thật kỹ và cẩn thận. Nái trước khi sẩy thai có thể giảm ăn, tiết dịch ở âm hộ, nhưng đa số triệu chứng diễn biến rất nhanh nên việc giám sát rất khó khăn. Khi có tình trạng sẩy thai cần kiểm tra theo danh sách sau:
(Trích Ấn phẩm Chăn Nuôi Heo Vol 76 - tháng 12/2015)
Các tin khác :
Nuôi dưỡng heo hậu bị
(7/6/2024)
Ổn định đàn nái sinh sản
(7/6/2024)
Tăng lượng sữa heo con bú
(14/7/2022)
Heo nái hậu bị không lên giống
(7/10/2021)
Khắc phục tình trạng năng suất sinh sản giảm
(28/9/2021)
Thụ tinh nhân tạo
(30/8/2021)
Tăng năng suất nái phối
(28/6/2021)
Thụ tinh qua cổ tử cung
(10/6/2021)
Hỗ trợ nái tơ lên giống
(16/3/2021)
Nái nuôi con kém
(23/12/2020)
Các biện pháp giúp thụ tinh nhân tạo thành công
(17/11/2020)
Quản lý ngày nái đẻ (phần 2)
(28/10/2020)
Quản lý ngày nái đẻ (phần 1)
(27/10/2020)
|
loading...
|
loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|