Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Gây Giống
23/12/2020 15:05:02
Nái nuôi con kém
![]() Trại
đẻ thường có một số vấn đề nhất định, trong số đó tình trạng viêm vú trên heo thường được nhắc tới. Dấu hiệu
đơn giản để nhận biết là heo con theo mẹ bị tiêu chảy và nái bị mất sữa. Hai
triệu chứng này có liên quan trực tiếp tới chứng viêm vú trên heo. Viêm vú trên heo: Viêm
vú (mastitis) hoặc nếu gọi chính xác hơn là hội chứng MMA viêm vú, viêm tử
cung, mất sữa (mastitis, metritis, agalactia) trên nái sau đẻ. Đây là nguyên
nhân khiến nái không tiết sữa sau khi đẻ. Và gần
đây được
các nhà khoa học nhắc tới là hội
chứng rối loạn tiết sữa sau đẻ (Postpartum Dysaglactia Syndrome, PDS). Những
nái gặp vấn đề này thường sốt trên 39,50C và viêm vú. Nếu vì các lý
do phức hợp thì triệu chứng sẽ không rõ ràng. Trại không xử lý kịp thời thì rất
dễ dẫn tới bệnh lý mãn tính,
gây thiệt hại nặng về kinh tế. Đầu
tiên, nếu nái bị viêm nhiễm chúng sẽ bị sốt, dẫn đến tắt hoặc giảm sữa. Heo con
không hấp thụ đủ lượng dinh dưỡng sẽ chậm lớn. Đặc biệt, nếu chúng không bú đủ
sữa đầu thì khả năng kháng bệnh của heo sẽ rất kém. Nếu tình trạng này kéo dài
và để giải quyết cơn đói, có thể heo con sẽ ăn cả phân mẹ dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vào cơ
thể heo con, gây
tiêu chảy trên heo. Nếu
không được điều trị tốt bằng thuốc kháng viêm, hạ sốt, giảm đau thì nái sẽ khó
hồi phục, dẫn đến ảnh hưởng tới năng suất các lứa tiếp theo. Ngoài ra, heo con không được bú sữa
mẹ đầy đủ khiến năng suất các giai đoạn sau cũng bị ảnh hưởng. Nếu bệnh chuyển
sang mãn tính thì heo sẽ bị viêm vú dẫn tới mất sữa liên tục. Hội chứng rối loạn tiết sữa sau đẻ
(PDS): Triệu
chứng của căn bệnh này rất đa dạng và khác nhau ở mỗi bầy heo và mỗi trại. Lý
do là có nhiều nguyên nhân kết hợp gây bệnh. Phải quan sát kỹ mới xác định được
nguyên nhân chính xác. Đầu
tiên là nái tiết sữa không tốt, nái giảm hoạt động, sốt cao. Lúc nái đẻ khó và
tiết sữa kém ta thường chích oxytoxin nên triệu chứng này dễ bị bỏ qua. Thỉnh
thoảng do bị viêm tử cung mà nái bị tiết dịch mủ. Giả sử nái bị nhiễm khuẩn thì
tuyến vú sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, vú sẽ sưng khi sờ vào thấy cứng và nóng. Trường
hợp nặng sẽ thấy màu sữa thay đổi không như bình thường. Khi
nhìn vào heo con sẽ thấy tỷ lệ chết tăng. Số heo chết do tiêu chảy và nái đè
cũng tăng. Trọng lượng cai sữa giảm. Các biện pháp khắc phục PDS: Tốt
nhất là phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tránh để PDS phát sinh. - Khi
đẻ không nên dùng tay để móc heo con. - Khi
phối phải áp dụng chặt chẽ các tiêu chuẩn vệ sinh. - Khi
phối nái hậu bị cần quản lý chặt chẽ. Kim
chỉ nam để phòng ngừa hội chứng PDS là giữ gìn vệ sinh dịch tễ. Khi nái bị mất
sữa, cần chuyển heo con sang nái khác để ghép bầy. Nái tùy theo mức độ nhiễm bệnh
mà áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau (viêm bàng quang, viêm vú, viêm tử
cung). Cần
cho nái uống nhiều nước và cho ăn cám có hàm lượng chất xơ cao để hạn chế nái bị táo
bón. Chú ý vệ sinh sạch sẽ phân ở chuồng nái đẻ. Khi sử dụng thuốc (kháng sinh,
hoocmon, kháng viêm) cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Đặc biệt, lựa chọn đúng kháng sinh
có hiệu quả tốt trong môi trường bàng quang và tử cung.
Theo pignpork.com
Các tin khác :
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() loading...
![]() |
![]() ![]() loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|