Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Gây Giống
12/5/2020 09:16:48
Các trường hợp phối không thành công trong thực tế.
Tác giả Alfonso Bolarín, Tây Ban Nha
Việc quản lý tinh đông, phân tích dữ liệu, chủng ngừa,... Dưới đây là một số trường hợp mà chúng tôi đã gặp phải. Các nguyên nhân
có thể dẫn đến thất bại sinh sản trong trang trại rất nhiều và đa dạng và đôi
khi nguyên nhân có thể rất bình thường và không được chú ý. Trong bài viết này,
chúng tôi sẽ xem xét, nghiên cứu một số trường hợp mà nó không thể “trông mặt
mà bắt hình dong” . TRƯỜNG HỢP 1 Vấn đề: Khả năng sinh
sản đã giảm đáng kể trong những tuần qua, giảm xuống đến 30%. Nghi ngờ ban đầu: Mặc
dù liều tinh do bộ phận gieo tinh nhân tạo cung cấp được kiểm tra dưới kính
hiển vi tại trang trại và rõ ràng là có vấn đề gì đó đang xảy ra xung quanh
thời điểm thụ tinh, bởi vì không có triệu chứng nào trong trang trại và tất cả
các ca lên giống lại đều là bình thường. Điều tra và chẩn đoán:
Trong chuyến thăm trang trại, chúng tôi thấy rằng các liều tinh đã được làm ấm
trước khi phối trong một bể nước. Khi chạm tay vào nước để kiểm tra xem nó có
quá nóng không, tôi cảm thấy bị tê do điện giật (tôi không đi giày, chỉ đi vớ).
Bồn nước bị rò rỉ điện mà khó bị phát hiện ra. Dưới kính hiển vi ở trang trại,
chúng tôi thấy rằng sự linh hoạt của tinh trùng là bình thường trước khi liều
tinh được làm ấm, nhưng sau khi được làm ấm, tinh trùng trở nên bất động, bất
hoạt và không bị ngưng kết. Kết luận:
Làm ấm các liều tinh trước khi phối là một rủi ro. Không chỉ vì nguy cơ nhiệt
độ quá mức, mà bởi vì nước có thể bị nhiễm bẩn, hoặc nó có thể gây sốc điện cho
tinh trùng, như trong trường hợp này. TRƯỜNG HỢP 2 Vấn đề: Những heo nái được giao phối vào thứ Tư đã không mang
thai, nhưng những heo nái được giao phối vào thứ Hai và thứ Ba với liều tinh
của cùng một đợt, đã mang thai. Nghi ngờ ban đầu:
Vì một số lý do, tuổi thọ của liều tinh đã giảm mà nhân viên trang trại không
nhận ra. Điều tra và chẩn đoán: • Vào thứ Ba đã
có một sự cố cắt điện trong trang trại, nhưng vì đó là một ngày lễ được nghỉ
nên không ai để ý. • Nhiệt kế tối
thiểu/tối đa được đặt ở phòng lưu trữ tinh cho thấy vấn đề nhưng không ai chú ý
đến. • Trang trại có
kính hiển vi nhưng đã không được sử dụng. • Đã nhận được
liều tinh mới vào thứ Tư, nhưng nhân viên trang trại đã quyết định sử dụng liều
cũ trước. Kết luận:
Chúng ta phải lưu giữ hồ sơ, điều này buộc chúng ta phải xác minh các điểm liên
quan, sẽ giúp phát hiện những vấn đề xảy ra. Và chúng ta phải loại bỏ liều cũ
khi chúng ta có những liều tinh mới. Nhiệt độ ghi nhận trong việc lưu trữ tinh rất quan trọng, bạn cần phải kiểm tra chúng hằng ngày trước khi thực hiện thao tác thụ tinh. TRƯỜNG HỢP 3 Vấn đề: Những heo nái
hậu bị được thụ tinh với liều tinh đông, biểu hiện tình trạng viêm nhiễm sau 18
ngày và lên giống lại sau 22 ngày sau khi đã được phối. Nghi ngờ ban đầu:
Tinh đông bị nhiễm khuẩn đã nhập vào trang trại. Điều tra và chẩn đoán:
Trang trại chỉ đặt hàng liều lượng tinh trữ đông mỗi tuần một lần. Nếu tinh
không được sử dụng trong vòng 7 ngày, tinh này sẽ được đông lạnh để sử dụng
sau. Tinh đông được làm ấm và phần thừa được làm lạnh trở lại. Các nhân viên
trang trại nghĩ rằng việc này có thể không gây hại. Dẫu sao tinh cũng đã đông sẵn
rồi!! Ngoài ra, các trạm cung cấp tinh không thực hiện bất kỳ kiểm soát nào
liên quan đến sự vấy nhiễm của liều tinh đông. Kết luận: Nếu chúng ta sử dụng tinh đông
(hoặc một số chất thay thế), nên được sử dụng như là một liều tinh bình thường,
cả trong trang trại và trong trạm cấp tinh AI. Tinh đông có thể bị ô nhiễm
giống như tinh tươi và thời hạn sử dụng của nó phải được xác định và theo dõi,
để tránh các vấn đề vấy nhiễm. Dịch mủ xuất hiện 2 – 3 tuần sau khi phối giống, khiến chúng tôi nghi ngờ vấn đề xảy ra trong khâu gieo tinh. TRƯỜNG HỢP 4 Vấn đề: Liều tinh heo
giống đời ông bà (GP) được cung cấp bởi trạm cấp tinh “A”, đậm đặc hơn, mang
lại năng suất sinh sản rất tốt, nhưng liều tinh của con đực giống, được pha chế
ở nồng độ thấp hơn, cho kết quả rất bất thường. Nghi ngờ ban đầu: Các
liều tinh với nồng độ cao hơn mang lại kết quả tốt hơn. Điều tra và chẩn đoán:
Liều GP (A) được nhận vào thứ Hai và tất cả heo nái GP được gieo vào giữa thứ
Hai và thứ Ba, vì chúng được xử lý lên giống đồng loạt. Liều tinh heo đực giống
cuối (B) được nhận vào thứ Hai và thứ Năm và hầu như tất cả heo nái trong trang
trại đều động dục vào thứ Ba và thứ Tư (mùa hè), vì vậy, liều tinh có hiệu quả chủ
yếu là liều đã sử dụng vào thứ Tư (đã sản xuất được 3 ngày). Ngoài ra, các liều
tinh của heo đực giống cuối (B) được nhận qua đường bưu điện (và đó là mùa hè!)
và liều GP (A) được vận chuyển bằng xe lạnh. Kết luận:
Nếu một liều tinh đậm đặc hơn cho ra kết quả tốt hơn, nguyên nhân có thể không
phải là do nồng độ, mà là do quy trình thụ tinh, phương pháp phân phối, chất
pha loãng hoặc một số nguyên nhân khác. Tăng nồng độ có thể giúp giảm thiểu một
phần vấn đề tiềm ẩn, nhưng chúng ta phải cố gắng tìm hiểu vấn đề thực sự là gì. TRƯỜNG HỢP 5 Vấn đề: Đôi
khi, có một tuần nào đó mà tỷ lệ đậu thai hoặc số lượng sinh sản ở mỗi trại
giảm xuống rõ rệt, nhưng hai vấn đề này không xảy ra trong cùng một tuần. Nghi ngờ ban đầu: Chất
lượng liều tinh do trạm thụ tinh nhân tạo cung cấp không ổn định. Điều tra và chẩn đoán: Khi đối chiếu dữ liệu sinh
sản so với ngày tiêm vắc-xin PRRS, chúng tôi thấy rằng mức độ sinh sản ở mỗi trang
trại luôn giảm trong tuần sau khi tiêm chủng. Kết luận: Để xác định
nguyên nhân gây ra việc giảm
năng suất sinh sản, bạn phải tính đến tất cả các yếu tố, bên ngoài
và bên trong trang trại có thể có ảnh hưởng. Tiêm phòng thường gây suy giảm khả
năng sinh sản, có khi không
thể phát hiện được, có khi lại giảm rõ rệt. TRƯỜNG HỢP 6 Vấn
đề:
Sau khi thay đổi quy trình lấy tinh, tỷ lệ sinh sản đột ngột giảm 15%. Sau 6
tháng, người chăn nuôi, đã tức giận và mệt mỏi với vấn đề này, đã phàn nàn với
đội thụ tinh nhân tạo. Nghi
ngờ ban đầu: Những con heo đực giống của dòng mới có thể không có khả
năng sinh sản, hoặc chúng làm việc quá sức. Điều
tra và chẩn đoán: Sau khi nhận được khiếu nại, đơn vị AI đã
nghiên cứu và phát hiện ra rằng một con đực giống có đột biến chuyển đoạn. Khả
năng di chuyển của tinh trùng là tốt và không có gì để khiến các đơn vị AI nghi
ngờ về vấn đề hiếm muộn, cả trong trạm giống thụ tinh nhân tạo cũng như trong
trang trại. Kết luận: Ngay cả khi tất cả các yếu tố trong tầm kiểm soát của chúng ta được triển khai, chúng ta vẫn đang làm việc với các tế bào sống, chúng có thể đạt dưới mức tối ưu. Việc trao đổi, báo cáo sự cố đến nhà cung cấp tinh trùng có thể giúp giải quyết vấn đề nhanh hơn với sự cộng tác của các bên liên quan.
Các vấn đề về kiểu nhân có thể gây ra sự sụt giảm đột ngột
về sự thụ thai và/hoặc số heo con được đẻ ra khi heo đực giống đó được sử dụng
trong hệ thống sản xuất. Một chẩn đoán tốt vấn đề nào đó nên xem xét tất cả các yếu
tố và tác nhân, từ heo nọc và việc thu nhận tinh đến quá trình xử lý tại đơn vị
AI, bảo quản và sử dụng liều tinh trong trang trại và bối cảnh thụ tinh, cũng
như sự liên lạc tốt giữa đơn vị AI và trang trại.
Theo vol 117
Các tin khác :
Nuôi dưỡng heo hậu bị
(7/6/2024)
Ổn định đàn nái sinh sản
(7/6/2024)
Tăng lượng sữa heo con bú
(14/7/2022)
Heo nái hậu bị không lên giống
(7/10/2021)
Khắc phục tình trạng năng suất sinh sản giảm
(28/9/2021)
Thụ tinh nhân tạo
(30/8/2021)
Tăng năng suất nái phối
(28/6/2021)
Thụ tinh qua cổ tử cung
(10/6/2021)
Hỗ trợ nái tơ lên giống
(16/3/2021)
Nái nuôi con kém
(23/12/2020)
Các biện pháp giúp thụ tinh nhân tạo thành công
(17/11/2020)
Quản lý ngày nái đẻ (phần 2)
(28/10/2020)
Quản lý ngày nái đẻ (phần 1)
(27/10/2020)
Quản lý nái cao sản
(17/4/2020)
|
loading...
|
loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|