Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Gây Giống
7/6/2024 10:53:46
Nuôi dưỡng heo hậu bị
Hậu bị đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì năng suất sinh sản. Một số trại tự sản xuất hậu bị, một số trại thì mua từ các trại giống. Hậu bị sẽ ảnh hưởng tới năng suất chuồng trại trong vòng nhiều năm. Bài viết xin giới thiệu một số trường hợp thực tế các trại khi nhập hậu bị.

Trại A đã thay đổi trại cung cấp hậu bị. Họ cho rằng hậu bị của nhà cung cấp cũ lên giống không tốt nên cần phải đổi. Ở trại A, hậu bị mua về được nhốt ngay vào chuồng ép khu mang thai. Nếu còn dư chuồng nuôi tập trung thì mới nhốt vào khu vực này. Họ mua hậu bị với ngày tuổi và trọng lượng lớn. Với mục đích phối sớm, nên heo mua về có trọng lượng lớn, lên giống lần 3 là sẽ đưa vào phối. Có trường hợp heo mua về 1 tháng là đưa vào phối, có trường hợp khoảng một tháng rưỡi. Tùy thuộc vào nhu cầu của trại, nhưng bình quân trại A cứ mỗi 2, 3 tháng sẽ nhập hậu bị một lần.

Trại B nhập heo giống từ một trại duy nhất. Họ nhập trước heo theo kế hoạch. Heo mua về được nuôi ở trại cách ly khoảng 1 tháng rưỡi rồi mới chuyển qua trại mang thai. Trại hậu bị không xây mới mà tận dụng khu tòa nhà chuyển đổi mục đích sử dụng. Kế hoạch mua hậu bị tốt, nhưng do thiếu heo nên hậu bị được đưa vào phối sớm. Tỷ lệ thay đàn cao nhưng tỷ lệ đào thải heo lứa thấp cao à cơ cấu đàn nái theo lứa đẻ không phù hợp. 

Trại C có tỷ lệ thay đàn nái trên 50%. Mỗi tháng trại liên tục nhập một số lượng heo nhất định để thay nái già. Phân tích dữ liệu lưu trữ thì ngoài nái lứa cao thì tỷ lệ đào thải nái lứa thấp cũng cao. Nguyên nhân là do chuồng trại xuống cấp, chất lượng nền chuồng mang thai không tốt. Số nái bị vấn đề về chân cao. Tuy tổng sinh bình quân mỗi lứa đạt 12 con. Nhưng do số tiền mua hậu bị quá cao nên doanh thu không đạt được như mong muốn.
Trại D thì có kế hoạch nhập hậu bị 3 tháng một lần. Tùy thuộc vào tình hình lên giống của hậu bị mà có khi đưa vào phối sớm, có khi phối trễ. Điều này khiến trại có lúc bị kẹt chuồng, có lúc chuồng trại dư.

Trại E thì tự sản xuất hậu bị. Việc này giúp trại chủ động trong việc thay đàn. Nhưng cũng có lúc trại sẽ không đủ hậu bị.

Các trại sẽ nhìn thấy hình bóng của trại mình trong các trại vừa kể trên. Cần nhắc lại, việc nhập hậu bị là cần thiết để duy trì năng suất. Hậu bị đưa vào phối phải có ngày tuổi và trọng lượng thích hợp.

Hướng dẫn quản lý hậu bị:
  • Phải đánh số cho từng nái để quản lý theo từng cá thể.
  • Phải cho heo vận động thích hợp (trường hợp không gian nuôi quá nhỏ, thì trại phải xây khu cho heo vận động riêng).
  • Di chuyển heo qua chuồng khác hoặc nuôi nhốt chung với heo khác.
  • Bổ sung thêm chất xơ, khoáng chất, vitamin vào cám.
  • So với việc nuôi nhốt ở chuồng ép thì nuôi nhốt chuồng tập trung (4-6 con) sẽ cho lên giống tốt hơn.
  • Mỗi giống heo, cá thể có sự khác biệt, nhưng độ dày mỡ lưng cần đạt mức 20 mm.
  • Chuồng tối heo sẽ không lên giống tốt. Nên chiếu sáng ít nhất 16 tiếng/ ngày (ánh sáng tự nhiên + đèn).
  • Bổ sung các chất hỗ trợ sinh sản (Biotin, mỡ, dầu, khoáng chất, vitamin).

Tạo stress để kích thích heo lên giống:
  • Cá thể quá mập thì có thể cắt cám trong 24 tiếng à nái stress sẽ lên giống.
  • Di chuyển heo sang chuồng khác.
  • Nuôi chung với nái rạ lên giống tốt để kích thích lên giống.
  • Cho hậu bị ngửi thấy mùi heo đực (kích thích khứu giác), cho nghe thấy tiếng heo đực (kích thích thính giác), cho nhìn thấy heo đực (kích thích thị giác), cho tiếp xúc với heo đực (kích thích xúc giác).




Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter