Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Gây Giống
9/4/2020 09:44:47
Hội chứng giảm năng suất sinh sản theo mùa
Nguồn tham khảo:
http://www.koreapork.or.kr/sub03/sub03_2_view.html?Ncode=book&sbookYear=2017&sbookMonth=9
Con người khi cảm thấy nóng sẽ chảy mồ hôi, bật
quạt, uống nước lạnh để nhiệt thải ra bên ngoài. Điều quan trọng của việc duy
trì sự sống của động vật là phải biết điều chỉnh thân nhiệt. Để thải nhiệt cơ
thể ra bên ngoài heo cần sử dụng sức lực và năng lượng. Nếu phải liên tục sử dụng
sức thì heo rất dễ bị stress và cạn kiệt năng lượng. Heo so với các loài động vật khác rất mẫn cảm
với nhiệt độ cao. Tuyến mồ hôi bị thoái hóa, diện tích phổi so với cơ thể nhỏ
nên khả năng thoát nhiệt rất kém. Nhiệt độ thích hợp cho heo nái và heo đực là
180C. Tuy nhiên vào mùa nóng, số ngày có nhiệt độ trên 360C (gấp đôi
nhiệt độ thích hợp) là rất nhiều. Khi được sống ở môi trường có nhiệt độ thích
hợp heo sẽ ăn nhiều hơn, ngủ ngon hơn. Ở môi trường không lạnh và không nóng
thì hoóc-môn gây
stress sẽ hoàn toàn không được tiết ra. Hội chứng giảm năng suất sinh sản theo mùa (SIS):
quá trình lên giống, phối, thai hình thành trong tử cung, duy trì mang thai, đẻ
heo con khỏe mạnh, trọng lượng cao sẽ chịu nhiều tác động của các loại hoóc-môn sinh sản. Các loại hoóc-môn này được tiết ra từ
vùng dưới đồi, thùy trước tuyến yên, buồng trứng, tinh hoàn, tử cung. Các hoóc-môn sinh sản này tỷ lệ nghịch với hoóc-môn gây stress. Có rất nhiều
lý do khiến heo sinh sản bị stress.
Hoóc-môn gây stress sẽ ức chế sự
tiết ra của hoóc-môn
sinh sản. Khi hoóc-môn
sinh sản tiết ra ít thì hậu bị và nái cai sữa sẽ không lên giống hoặc lên giống
yếu, số lượng trứng rụng và số tinh trùng cũng giảm theo. Thai không hình thành
trong tử cung, việc duy trì sự sống thai nhi cũng khó khăn. Thai phát triển chậm,
trọng lượng sơ sinh nhỏ không đồng đều, số heo con chết non và chết khô cao. Heo đực cũng rất mẫn cảm
với nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ cao thì lượng tinh trùng sản xuất ra giảm, số lượng
tinh trùng bình thường giảm, số lượng tinh kỳ hình tăng. Heo đực bị sốc do nhiệt
độ cao sẽ mất từ 1 – 2 tháng mới phục hồi. Các triệu chứng trên
thường được gọi là hội chứng giảm năng suất sinh sản theo mùa. Nó thường liên
quan tới thân nhiệt cảm nhận của heo. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn khiến heo khó có
thể thải nhiệt ra ngoài. Những trại không khắc phục tốt vấn đề này, thì ở những
nái đẻ về sau số lượng heo con đẻ ra sẽ sụt giảm mạnh. Những biện pháp giúp tránh thiệt hại: Tăng lượng cám nái
nuôi con ăn vào: số lượng trại đo trọng lượng và độ dày mỡ lưng nái trước khi
vào trại đẻ và sau khi chuyển đi ngày càng tăng. Những nông trại này đã nắm rõ
tầm quan trọng của lượng cám nái nuôi con ăn vào. Ta phải quản lý sao
cho tỷ lệ giảm trọng lượng sau khi nuôi con nằm ở mức 10 – 15%, độ dày mỡ lưng
giảm từ 3 – 5 mm. Nếu làm được điều này thì nái sẽ rút ngắn được số ngày lên giống
lại, đảm bảo năng suất lứa sau. Nái ăn nhiều cám sẽ sản xuất nhiều sữa, trọng
lượng cai sữa heo con tăng, cải thiện được tỷ lệ chuyển thịt. Cho nái nuôi con
uống nước có nhiệt độ từ 10 – 150C. Áp lực núm uống phải đạt mức 2 lít/phút,
một ngày nái nuôi con phải uống trên 30 lít nước. Tránh cho ăn vào lúc thời tiết
nóng, một ngày cho ăn trên 4 lần. Tăng lượng cám nái
nuôi con ăn, giúp kéo dài tuổi thọ, kinh tế, nâng cao tỷ lệ chuyển thịt. Lượng cám ăn vào của
nái cai sữa cũng rất quan trọng. Khi nái lên giống, thân nhiệt tăng, chúng sẽ
giảm lượng cám ăn vào (khoảng thời gian nái cai sữa ăn nhiều cám rất ngắn). Khi
điểm thể trạng (BCS) nái dưới 2,5 thì trại cần phải tăng lượng cám ăn vào. Đầu
tiên, cần chuyển nái về chuồng có nhiệt độ mát mẻ, loại bỏ hết tất cả nguyên
nhân nái giảm lượng cám ăn vào. Bổ sung vitamin, chất hỗ trợ tiêu hóa, chất béo,
… vào trong cám. Tăng số lần cho ăn trong ngày. Sử dụng đực có độ tuổi phù hợp
để kích thích nái lên giống. Khi nái phối xong phải kiểm tra khu chuồng ép có
nóng không, hô hấp như thế nào. Nếu nái thở trên 50 lần/phút thì tỷ lệ không
mang thai sẽ khá cao. Nái cao sản thường có thể trạng lớn, trong bụng có nhiều
heo con, nếu nuôi trong chuồng ép chật hẹp thì tỷ lệ sẩy thai sẽ cao. Nếu có thể
trại nên thiết kế chuồng nái có kích thước phù hợp sẽ giúp hạn chế tỷ lệ sẩy
thai. Quản lý phối hậu bị lần đầu: Thời tiết nóng khiến
năng suất sinh sản giảm, cần số lượng hậu bị đưa vào phối tăng. Nhiều trại để
tăng số heo phối thì đưa nái F2 lên. Bài viết xin nhất mạnh, heo hậu bị F1
chính là tương lai năng suất của trại. Trại cần lên kế hoạch phối và đặt mua
heo F1 từ trại giống uy tín. Thông thường hâu bị từ
160 ngày tuổi phải bắt đầu cho tiếp xúc với heo đực. Nếu kế hoạch phối ở 250
ngày tuổi (ở lần lên giống thứ 3), thì lần lên giống đầu phải ở 210 ngày tuổi.
Hậu bị cần được tăng cường tiếp xúc với heo đực giai đoạn 180 – 190 ngày tuổi.
Nếu sau khi tiếp xúc với đực, 3 – 4 tuần sau mà heo không lên giống thì cần
nhanh chóng đào thải. Đực phải chảy bọt ở
miệng để tạo kích thích cho nái. Trại cần tăng cường
các trang thiết bị nhằm giúp trại có nhiệt độ thích hợp. Các vật liệu cách nhiệt
và thiết bị làm mát dù chi phí đầu tư lớn nhưng giúp trại ổn định năng suất. Độ sáng trại mang
thai, nái cai sữa, hậu bị khoảng 100 lux, thời gian chiếu sáng 16 tiếng ngày.
(Theo Tạp chí heo vol 119)
Các tin khác :
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() loading...
![]() |
![]() ![]() loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|