Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Gây Giống
17/11/2020 08:39:39
Các biện pháp giúp thụ tinh nhân tạo thành công
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những
khuyết điểm. Nếu ta không phối đúng thời điểm thì sẽ không mang lại hiệu quả. Phối
heo sau thời điểm rụng trứng sẽ khiến lượng heo con đẻ ra giảm, tỷ lệ đẻ thấp
hơn 20% so với thông thường. Xác định heo lên giống và tìm ra thời điểm phối
thích hợp là chìa khóa thành công của việc thụ tinh nhân tạo. Chuyên gia thụ tinh cần phải có kỹ năng phát hiện lên
giống nhanh và chính xác. Bước đầu tiên để nâng cao năng suất phối là phải tìm
ra thời điểm phối thích hợp. Những điểm cần lưu ý khi muốn thụ tinh nhân tạo thành
công. Nái cần được phối đúng thời điểm. Kiểm tra lên giống 2 lần/ ngày. Sau khi
heo cai sữa, tùy thuộc vào số ngày lên giống lại và bình quân thời gian lên giống
liên tục để đưa ra kế hoạch thụ tinh. Nếu làm được những điều trên thì tỷ lệ đẻ
và số heo con đẻ ra sẽ cao. Cần kiến
thức và kỹ thuật: Cần người được huấn luyện kỹ về kỹ thuật. Người quản
lý trại phối mỗi ngày phải kiểm tra trại 3 ~ 4 lần, có sự yêu thích và nhiệt
huyết với việc xác định nái lên giống. Nái phải
được cấp cám chính xác: Nái được cho ăn đúng và đủ sẽ hỗ trợ tốt cho việc lên
giống và thụ thai. Trước khi phối cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất và chất xơ. Bổ
sung thêm vitamin và các khoáng chất vi lượng khi cần thiết. Sau khi
cai sữa nên di chuyển ngay: Khi cai sữa cần cách ly ngay nái và heo con. Khi lượng
dinh dưỡng cung cấp cho nái giảm đột ngột
và môi trường nuôi thay đổi sẽ giúp chúng lên giống. Lắp đặt
đèn chiếu sáng khu vực phối: Khu vực phối cần có độ sáng khoảng 100 lux. Một đêm
chiếu sáng khoảng 2 ~ 3 tiếng nhằm hỗ trợ heo lên giống. Ánh sáng khu vực phối
rất quan trọng. Để hỗ trợ heo lên giống cần phải kéo dài thời gian heo tiếp xúc
với ánh sáng. Cho tiếp
xúc trực tiếp với heo đực: Nái cai sữa cần được tiếp xúc trực tiếp với đực 2 lần/ ngày. Do được tiếp xúc với đực, nái trở
nên quen, không sợ đực. Dùng đực
để kiểm tra lên giống trên 2 lần/ ngày: Để kiểm tra nái lên giống cần sử dụng heo đực (2 lần/
ngày). Duy trì tiếp xúc giữa đực và nái khoảng 5 ~ 15 phút/ lần. Nếu không có
heo đực, lúc kiểm tra lên giống lần 2 phải dùng tay ấn lên lưng nái. Cần nắm
rõ thời gian phối: Cần phối vào thời điểm trước khi trứng rụng khoảng 10 ~
24 tiếng. Trứng rụng vào thời điểm 2/3 của chu kỳ lên giống. Ví dụ heo lên giống
liên tục trong vòng 2 ngày (48 tiếng) thì sau 15 ~ 24 tiếng kể từ khi ấn lưng
mà nái đứng im chịu đực thì ta có thể đưa vào phối. Còn nếu thời gian nái lên
giống liên tục là 3 ngày (72 tiếng) thì thời điểm phối là sau 30 ~ 40 tiếng khi
nái đứng im chịu đực. Những nái sau cai sữa lên giống lại nhanh, thường có thời
gian lên giống liên tục dài. Ngược lại, nái lên giống lại chậm thì thời gian
lên giống liên tục ngắn. Lưu ý, đối với
heo hậu bị, khi xác định đã lên giống thì nên đưa vào phối nhanh. Để xác định thời điểm phối cần chú ý tới cơ thể nái.
Khi âm hộ nái chuyển sang tái, không còn sưng đỏ, hoặc khi có đực đứng trước mặt,
dùng tay ấn vào lưng nái vẫn đứng im trên 2 phút, thì đó là thời điểm phối
thích hợp. Khi phối cho nái, nếu xoa đè vào người nái sẽ giúp tử
cung nái co bóp, khiến tỷ lệ thụ thai và số heo con đẻ ra cao hơn. Cần quản lý sao
cho, đa số nái phối một lần đã thụ thai, số nái phối 2 lần mới mang thai chỉ
chiếm từ 30 ~ 40%. Thả đực đứng
trước đầu nái khi phối: Khi tiến hành phối cho nái, nên thả đực vào trại phối
cho nái nhìn thấy. Ngoài ra, khi phối nên ấn vào lưng nái hoặc cho nái đeo bao
cát, vòng lưng, sẽ mang lại hiệu quả cao. Sau khi
phối cho nái cần chú ý nái có lên giống không: Sau khi phối cho nái, nếu thời gian lên giống kéo dài
hơn dự kiến thì nên phối thêm một lần nữa. Thời điểm phối lần 2 nên sau khi phối
lần 1 khoảng 16~24 tiếng. Kỹ thuật
phối phải đúng: Trước khi phối cho nái, phải vệ sinh sạch âm hộ của
nái. Xoa ít dầu hoặc gel chuyên dụng vào đầu cây phối, sau đó đưa vào bên trong
cổ tử cung nái bằng cách xoay ngược chiều kim đồng hồ. Thời gian tiếp nhận tinh
của mỗi nái có sự khác biệt. Không được bóp mạnh để đưa tinh vào nhanh. Lựa chọn
nhà cung cấp tinh tốt: Trại cần lựa chọn nhà cung cấp tinh có uy tín. Khi
giao tinh, tinh phải được bảo quản ở nhiệt độ 16 ~ 170 C. Tinh phải
được sử dụng trong vòng 48 tiếng kể từ khi khai thác. Tạo cảm
giác an toàn cho nái sau khi được phối xong: Nái sau khi được phối xong nên nhốt ở chuồng ép trong
khoảng 4 tuần. Thời gian này không được cấp cám quá nhiều và phải luôn tạo cảm
giác an toàn cho nái. Kiểm tra liên tục heo có lên giống không trong vòng 19
ngày. Sau đó, có thể siêu âm để xác định nái mang thai.
Theo pignpork.com
Các tin khác :
Nuôi dưỡng heo hậu bị
(7/6/2024)
Ổn định đàn nái sinh sản
(7/6/2024)
Tăng lượng sữa heo con bú
(14/7/2022)
Heo nái hậu bị không lên giống
(7/10/2021)
Khắc phục tình trạng năng suất sinh sản giảm
(28/9/2021)
Thụ tinh nhân tạo
(30/8/2021)
Tăng năng suất nái phối
(28/6/2021)
Thụ tinh qua cổ tử cung
(10/6/2021)
Hỗ trợ nái tơ lên giống
(16/3/2021)
Nái nuôi con kém
(23/12/2020)
Quản lý ngày nái đẻ (phần 2)
(28/10/2020)
Quản lý ngày nái đẻ (phần 1)
(27/10/2020)
Quản lý nái cao sản
(17/4/2020)
|
loading...
|
loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|