Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản Lý
5/4/2010 09:06:38
Tầm quan trọng và hiệu quả của việc quản lý nuôi dưỡng theo lứa đẻ/ The importance and efficiency of feeding management on parity
![]() 1. Quản lý nuôi dưỡng theo lứa đẻ là gì?
Quản lý nuôi dưỡng theo lứa đẻ là cách quản lý theo lứa đẻ của heo nái. Đây là phương pháp hiệu quả giúp khắc phục các trại bị nhiễm bệnh. Phương pháp này đã được thảo luận khoa học suốt 3 năm qua. Một năm lại đây, chủ đề này được nhiều sự quan tâm và là chủ đề duy nhất trong nhiều buổi hội thảo ở Mỹ. Người nuôi heo ở các quốc gia và khu vực khác cũng bắt đầu nhận thức hiệu quả ưu điểm của phương pháp nuôi dưỡng theo lứa đẻ của heo nái. Nếu nông trại dư chuồng và nhân lực thì chủ trại có thể áp dụng phương pháp này Khái niệm này tồn tại một số định nghĩa. Chúng ta hãy cùng nghiên cứu kết quả về mặt dinh dưỡng. Trong vòng 20 năm qua, hầu như chúng ta không quan tâm so sánh cám cho nái lứa đầu, heo thịt (hậu bị) và các loại cám khác. Đặc biệt là lượng nguyên tố vi lượng cần thiết và lượng hấp thụ chất đạm và axit amin. Thế nhưng với sự tiến bộ của khoa học các nhà chăn nuôi đã nhận ra nái tơ và nái rạ là heo hai con vật hoàn toàn khác nhau. Các nông trại ở Mỹ phát triển các phương pháp nuôi đồng nhất nhằm có lợi về mặt kinh tế. Ví dụ như cùng một phương pháp cấp cám cho heo nái tơ và nái rạ. Việc sử dụng phương pháp này liên tục sẽ gây rút ngắn tuổi sinh sản của nái. Có lẽ các quốc gia khác cũng gặp vấn đề tương tự như thế này. Khi thay nái, cho đến khi nái tơ đẻ lứa đầu tiên phải đầu tư rất nhiều tiền bạc và công sức. Và để nhanh chóng hoàn vốn số tiền đã đầu tư thì lúc heo nái tơ đẻ con đến lúc xuất chuồng chỉ được gói gọn trong vòng 20 tuần. Thế nhưng với cách quản lý để phù hợp với nền kinh tế phát triển cao này thì tuổi thọ sinh sản của nái bị ngắn đi, chi phí đầu tư cho nái thời kỳ đầu chiếm 46% nên tiền đầu tư không mang lại hiệu quả, khó quay vòng vốn. Do nái không đạt được hiệu quả như mong đợi nên phải nhập thêm heo con từ nái khác nên thời gian hoàn vốn sẽ kéo dài. Tỷ lệ thay đàn nái là 45~50%, số tiền đầu tư sẽ bị thiệt hại rất nhiều. Đây chính là vấn đề của toàn thế giới. Heo nái lứa đầu (P1, dưới đây gọi nái hậu bị chưa đẻ là P0) trong thời gian nuôi con bị mất nhiều chất đạm được tích lũy trong cơ thể. Theo một chuyên gia người Mỹ, ông Dean Boyd, nếu trong thời kỳ nuôi con cơ thể nái P1 mất chất đạm khoảng 4kg (không phải trọng lượng mất 4kg) thì lứa 2 nái đẻ giảm 0.75 con và thời gian lên giống lại của nái tỷ lệ thuận với lượng chất đạm mất đi. Ngược lại nếu chất đạm mất đưới 2kg thì số con đẻ ra so với lứa đầu tăng 1 con. Ngoài ra còn một số điều chưa được chứng minh nhưng vẫn còn những ưu điểm khác. Vấn đề này liên quan tới các bệnh PRRS, Mycolapsma, viêm phổi của heo con. Nái P0, P1, P2 là nguồn lây bệnh cho các heo khác. Có tài liệu nói nếu heo con của nái lứa cao được phân ra điều trị thì tiền thuốc có thể giảm được tới 50% so với cùng điều trị với heo con nái trẻ. Nhưng thực tế có thể chỉ giảm được khoảng 20%. Hơn nữa có thể kéo dài tuổi thọ của nái là điều đã được chứng minh. Do kết quả so sánh với heo nái rạ lúc trước khi được nuôi dưỡng theo lứa đẻ. Vấn đề này trong tương lai sẽ nghiên cứu so sánh heo con của nái P1~P3 và nái P4~P10 về độ cân bằng các chất dinh dưỡng và lượng trao đổi chất. Bảng 1: Lượng hấp thụ các nguyên tố vi lượng theo lứa đẻ Heo con của nái P1~P2 (có độ nguy cơ cao), ta cần lý đặc biệt để có thể hấp thụ được các chất dinh dượng và thuốc trộn trong cám. Bảng 2 cho ta thấy ảnh hưởng của việc nuôi dưỡng phân chia theo lứa đẻ thời kỳ đầu. Có thể được. Các trại quản lý tốt có thể phân chia nuôi dưỡng bằng một số biện pháp. Các trại này sẽ nhập về Gilt Pool (thiết bị nuôi dưỡng cách ly heo hậu bị) và cho heo hậu bị ăn cám heo nái chưa đẻ. Bước tiếp theo là chuyển các nái trẻ đang cho ăn cám kỳ nuôi con vào trại heo P1, P2. Thời kỳ cuối mang thai, không cho ăn cám hạn chế chất dinh dưỡng mà cho ăn cám heo hậu bị. Phải thiết lập khu vực phân chia heo nái và heo cai sữa. Thực hiện các việc quản lý cung cấp chất dinh dưỡng để mỗi khi nhập heo hậu bị về ta có thể nhanh chóng thu hồi vốn. Nuôi dưỡng theo lứa đẻ không chỉ thực hiện ở heo lứa đầu mà còn ở heo lứa 2, 3. 6. Khái niệm High rish (nguy cơ cao): Một kết quả thu được từ việc thử nghiệm này là khi heo gặp vấn đề về sức khỏe thì heo đực tỷ lệ chết cao hơn heo nái. Theo chuyên gia nuôi heo người Mỹ, ông John Deen: “những con heo có nguy cơ cao sẽ có tỷ lệ gặp sự cố cao hơn so với heo có nguy cơ thấp”. Những heo nái chưa đẻ thì hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, nên nái P1, P2 cũng nằm trong nhóm có nguy cơ cao, heo con của nái này cũng mang nguy cơ cao. Vì vậy ở các các trại heo phối và trại heo thịt không nên nuôi chung loại heo này với heo nái già và heo con của nái già. Chúng ta cũng nên lưu ý vấn đề này khi thiết kế chuồng trại. 7. Những vấn đề đã được nhận biết cho đến nay: · Nái tơ hệ miễn dịch chưa được phát triển đầy đủ. · Trong trại nếu nái tơ và nái rạ di chuyển riêng biệt thì có thể giảm được dịch bệnh. · Để bổ sung hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện của heo con nái tơ cần phải chăm sóc thuốc men đặc biệt. · Chi phí điều trị cho nái lứa cao có thể giảm đến 20%. · Nái trẻ (lứa 1, 2) nếu so với nái già thì số con đẻ ra liên quan chặt tới các nguyên tố vi lượng, chất đạm, dinh dưỡng. Nên cần có các loại cám kỳ mang thai, cám nuôi con khác nhau. · Có thể kéo dài tuổi thọ sinh sản cho nái. 8. Nghiên cứu cho tương lai:
9. Kiến thức cho người quản lý: Vấn đề chưa có câu trả lời còn rất nhiều. Chi phí cho kế hoạch cải tạo trại phối thành 2 nhóm riêng biệt chưa được thống kê đầy đủ. Nhưng điểm chung là phải sử dụng Gilt Pool (thiết bị nuôi dưỡng cách ly heo hậu bị nhập về), lợi ích của việc kéo dài tuổi thọ sinh sản của nái, tỷ lệ sự số của heo choai giảm, giảm tiền thuốc có thể gây khác biệt lớn về giá thành sản xuất. Khi xây mới hoặc sửa chữa chuồng trại nên tính đến vấn đề cải tạo khu vực nuôi dưỡng cách ly cho nái đến lứa hai. Các doanh nghiệp lớn có thể chia làm hai trại hoặc hơn nữa. Đây có thể là biện pháp của tương lai. 5. Có thể chia ra nuôi dưỡng theo lứa đẻ được không? C. Moore ( 2001) Bảng 2:Ảnh hưởng đến heo con của nái trẻ khi hệ miễn dịch yếu 4. Hiệu quả của việc phân chia theo lứa đẻ: Theo bảng trên ta có thể nhận thấy nái P1, P2 và nái già thời kỳ mang thai có lượng hấp thụ nguyên tố vi lượng khác biệt rất lớn. Qua việc này chúng ta có thể nhận thấy heo nái từ P0~P1 cho ăn cùng loại cám với heo nái P3 trở lên là không được. Nguổn: Boy & Hedges( 2003) 3. Tại sao phải nuôi heo theo lứa đẻ? 2. Tại sao? Có những ưu điểm gì? Quản lý nuôi dưỡng theo lứa đẻ được chia theo hai nhóm. Nhóm thứ nhất là heo nái lứa 1, 2 chưa có nhiều kinh nghiệm đẻ và nhóm thứ hai là nái lứa thứ ba trở lên.
Các tin khác :
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() loading...
![]() |
![]() ![]() loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|