Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
13/7/2010 08:40:30
Sản xuất heo có giá trị cao/ Produce high-value pig
Sau khi đầu tư thời gian, nhân công vào trại phối và trại mang thai, người nuôi heo bắt đầu nhận được thành quả từ trại đẻ. Thế nhưng hầu như không có sự công nhận giá trị về kỹ thuật của người quản lý trại đẻ. Quản lý tốt việc sinh đẻ của nái tơ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sau này của nái.
Tương tự như vậy, việc quản lý heo sơ sinh sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của heo con trong giai đoạn nuôi thịt. Việc trại đẻ cho cai sữa nhiều heo con trọng lượng lớn ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại của trại. Kỹ thuật quản lý của nhân viên trại đẻ cũng đóng vai trò quan trọng, kỹ thuật đỡ đẻ, sử dụng thuốc trợ sinh của heo mẹ và cai sữa heo con cũng cần phải ghi chép lại. Bảng năng suất (Bảng 1) đã giải thích đầy đủ ảnh hưởng của việc quản lý trại đẻ tới năng suất. Bảng năng suất này do công ty dịch vụ quản lý heo (SMS) tổng hợp số liệu từ 1 triệu con heo. <!--[if !supportLists]-->1. <!--[endif]-->So sánh giữa nhóm tốt nhất và phần còn lại: Chúng tôi đã tiến hành so sánh và đánh giá trong vòng 12 tháng với nhóm heo trong tốp 10% tốt nhất và nhóm 25% tốt nhất với số heo năng suất bình quân. Tài liệu được phân loại dựa trên số heo con cai sữa/nái/năm (PSY). Bảng 1: Tài liệu của SMS là dựa trên bảng tóm tắt của năng suất trên 450 nhóm heo. Nhóm 10% tốt nhất là nhóm heo có PSY trên 27 con, nhóm 25% tốt nhất là nhóm heo có PSY trên 26 con. Và theo SMS thì PSY bình quân là 23.7 con. Tại bảng 1 thể hiện trực tiếp đầy đủ những công tác trước khi cai sữa bao gồm đẻ và phối dựa trên PSY hàng năm của nái, cho thấy PSY và tỷ lệ đẻ có khuynh hướng tỷ lệ thuận với nhau. Ở nhóm 10% và 25% thì tỷ lệ đẻ tương ứng là 88.3% và 87.6%. Trong khi đó, tỷ lệ đẻ bình quân của toàn nhóm heo trong 12 tháng gần nhất là 83.9%. Tổng số lượng heo con đẻ ra và số lượng heo con sống cũng tỷ lệ thuận với sảy thai. Tỷ lệ sẩy thai và chết khô phản ánh chất lượng của việc quản lý trại đẻ và vệ sinh nái. 2 con số trên là tiêu chuẩn dùng để đánh giá trình độ quản lý. Bảng 1: Tóm tắt năng suất trong vòng 12 tháng của nhóm nái sản xuất heo thịt
(Theo Swine Management Services, Fremont, NE)
<!--[if !supportLists]-->2. <!--[endif]-->Mục tiêu sản xuất heo đạt giá trị cao Đầu tiên là heo con được sinh ra và sống khỏe mạnh, sau đó các bước kế tiếp nhằm nâng cao tối đa giá trị của heo con. Khả năng sống của heo con là thước đo cho chỉ số năng lực của heo. Ý nghĩa của bảng 1 cho thấy nhóm heo có PSY ở nhóm 10% và nhóm 2 % tốt nhất có tỷ lệ sống lần lượt là 83.5% và 82.6%, so sánh với tỷ lệ số của toàn nhóm heo là 80.7% Những yếu tố mang lại thành công cho trại đẻ rất nhiều. Một trong những biện pháp kỹ thuật là cải tiến kỹ thuật dùng thuốc trợ đẻ, vì điều này giúp người quản lý có thể có mặt trong lúc heo đẻ. Nếu sử dụng thuốc phù hợp sẽ giảm chênh lệch ngày tuổi của heo con. Thuốc dùng trong trợ đẻ là Cloprostenol và Prostaglandin (PGF2 α). Sau khi chích từ 8 ~ 24 tiếng heo sẽ đẻ, đa số heo nái sẽ đẻ vào giờ làm việc hành chánh. <!--[if !supportLists]-->3. <!--[endif]-->Ưu điểm của việc trợ đẻ: Bảng số liệu của SMS đã chia hai nhóm heo có sử dụng thuốc trợ đẻ và không sử dụng thuốc trợ đẻ. Các số liệu được tóm tắt ở bảng 2. Nhóm heo có sử dụng thuốc trợ đẻ chiếm trên 75% bao gồm những nhóm có sử dụng kỹ thuật quản lý thông thường. Và trong nhóm này lại chia tiếp thành 3 nhóm có PSY 10% và 25% và nhóm bình quân. Số ngày mang thai bình quân của nhóm heo có sử dụng thuốc trợ đẻ so với nhóm không sử dụng ngắn hơn 1 ngày. Ưu điểm quan trọng nhất của việc sử dụng thuốc trợ đẻ là giảm trường hợp heo sơ sinh chết và cải thiện tỷ lệ sống ở heo con. So sánh tỷ lệ chết bình quân heo sơ sinh nhóm sử dụng thuốc và nhóm không sử dụng thuốc ít hơn 0.1 con/ nái. Vì ở nhóm 10% và 25% heo không sử dụng thuốc trợ đẻ tổng số con đẻ và tổng số heo con sống lớn nên so với nhóm heo sử dụng thuốc trợ đẻ năng suất tốt hơn nhiều. Lợi ích của việc sử dụng thuốc trợ đẻ là tăng số con sống lên 0.5%, tỷ lệ sống cũng được tăng lên. Hơn thế nữa, số ngày cai sữa bình quân của 3 nhóm heo sử dụng thuốc trợ đẻ là 19.5 ngày, nhóm không sử dụng thuốc trợ đẻ là 18.1 ngày nhưng ở nhóm 1 0% và 25% con số lần lượt 23.6 và 20.3 ngày. Bảng 2: Tóm tắt năng suất trong vòng 12 tháng của nhóm sử dụng thuốc trợ đẻ và nhóm không sử dụng thuốc trợ đẻ (KPI)
(Theo Swine Management Services, Fremont, NE) <!--[if !supportLists]-->4. <!--[endif]-->Giám sát đẻ (đỡ đẻ): Kỹ thuật ở trại heo phải luôn có mặt thời điểm heo đẻ mà biện pháp là phải kéo dài thời gian làm việc. Theo SMS nhóm làm việc thêm giờ tối thiểu phải làm trên 12 tiếng. Ta so sánh số liệu ở bảng 3 của nhóm nông trại làm việc thêm giờ và trại làm bình thường. Bình quân tỷ lệ đẻ ở nông trại làm việc tăng ca so với các trại khác cao hơn 2.4%. Tỷ lệ heo con sống của nhóm 10% ở số trại làm thêm giờ cao hơn nhóm trại còn lại 0.6-1%. Nếu so sánh tất cả nông trại trong hai nhóm chênh lệch 1.1% (nhóm làm việc thêm giờ 81.8%, không thêm giờ 80.7%). Thế nhưng, số heo cai sữa lại không tăng lên. So sánh toàn bộ 2 nhóm heo thì số heo con cai sữa / nái hầu như bằng nhau (bảng 3). Mặt khác, số PSY của nhóm heo làm thêm giờ cao hơn 1.5 con so với toàn thể nhóm còn lại. Hiệu quả này chủ yếu là do tỷ lệ đẻ ở nhóm heo làm việc thêm giờ cao. Bảng 3: Tóm tắt năng suất trong vòng 12 tháng của nhóm làm việc thêm giờ và không làm thêm giờ (KPI)
(Theo Swine Management Services, Fremont, NE) <!--[if !supportLists]-->5. <!--[endif]--> Cung cấp một phần kỹ thuật trại đẻ: Từ tài liệu này ta có thể rút ra một số biện pháp ở trại đẻ. Chúng ta có thể đánh giá các biện pháp áp dụng ở trại đẻ như làm tăng ca và dùng thuốc trợ đẻ để tính toán các phí tổn do cải tiến kỹ thuật với lợi ích mang lại. Biên dịch: Heo Team Theo Pig & Pork
Các tin khác :
Quản lý vệ sinh phòng dịch
(7/6/2024)
Bệnh viêm phổi màng phổi trên heo
(14/11/2022)
Thực tế điều trị bệnh PED tại trại
(19/9/2022)
Phương pháp diệt kí sinh trùng hiệu quả
(12/9/2022)
Ngăn ngừa độc tố nấm mốc
(9/8/2022)
Thực tế điều trị bệnh hoại tử tai ở heo
(2/7/2022)
Phương pháp giúp giảm thiệt hại do PRRS
(6/6/2022)
Vì sao bệnh PED liên tục tái nhiễm- PED
(14/2/2022)
Táo bón trên nái đẻ
(5/5/2021)
Diệt nội ngoại kí sinh trùng tại trại nuôi heo
(27/4/2021)
Đánh bại tiêu chảy sau cai sữa với 3 bước
(15/3/2021)
Xuất huyết bao tử
(7/12/2020)
|
loading...
|
loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|