Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
25/4/2016 09:08:16
Nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng tỷ lệ đẻ giảm
Để giải quyết vấn đề tỷ lệ đẻ sụt giảm ta cần điều chỉnh, xem xét một số vấn đề, và công việc này thường tốn nhiều thời gian. Các phương pháp cải thiện tỷ lệ đẻ là xét nghiệm máu để tìm ra bệnh, phân tích các dữ liệu ghi chép, tiến hành các chương trình vắc-xin có hiệu quả để nâng cao tỷ lệ mang thai, tỷ lệ đẻ, năng suất nái, số heo con đẻ ra.
1. 1. Chẩn
đoán và phân tích bệnh bằng cách kiểm tra máu Tỷ
lệ đẻ sụt giảm thường do nguyên nhân bệnh hoặc quản lý gây nên. Thông thường, tỷ
lệ đẻ bị sụt giảm không chỉ do một nguyên nhân mà là từ nhiều nguyên nhân tổng
hợp lại. Chính vì vậy, ta phải xem xét tất cả các nguyên nhân từ kỹ thuật chẩn
đoán, ghi chép đến quản lý. Dựa vào các nguyên nhân để điều trị bệnh hoặc cải
thiện việc quản lý để giúp tỷ lệ đẻ được nâng cao. Một
số các bệnh ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ có thể kiểm tra được bằng xét nghiệm máu là
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), cúm heo (SIV)… Để giảm ảnh hưởng
từ các loại bệnh này ta cần xử lý bằng các biện pháp sau: Hội chứng rối loạn sinh sản
và hô hấp: Để heo hậu bị mới nhập thích nghi với môi trường nuôi mới ở trại thì cần có thời
gian cách ly heo và thực hiện chương trình vắc-xin. Hậu bị trước khi nhập vào bầy
nái của trại cần được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ. Dĩ nhiên, việc tiêm vắc-xin là
tốn kém, nhưng so với các thiệt hại do bệnh gây ra thì chi phí vắc-xin sẽ kinh
tế hơn. Bệnh cúm heo: Cúm
heo có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống nuôi dưỡng trong trại. Có một số trại trước
khi nhận biết được trong trại mắc bệnh thì tỷ lệ mang thai đã giảm khoảng 35~40%.
Tỷ lệ heo bị rối loạn chu kỳ lên giống ở mức cao. 2. 2. Cấp
cám cho nái Đa
số các nguyên nhân khiến nái lên giống lại chậm là vấn đề liên quan có từ thời
kì nái nuôi con. Nái trong thời kì nuôi con cần được cung cấp cám đầy đủ theo
trạng thái sức khỏe, thể trạng. Có hai lý do khiến nái không ăn đúng lượng cám
thích hợp dành cho mình. Có thể là do nhiệt độ trong chuồng trại quá cao hoặc
lượng cám cung cấp không đủ. Nếu nhiệt độ bên ngoài liên tục cao trên 300C
thì nhiệt độ trong chuồng trại nhất định sẽ bị ảnh hưởng. Khi đối mặt với tình
trạng như vậy thì việc duy trì nhiệt độ mát mẻ trong chuồng không dễ dàng và có
lúc chuồng trại sẽ bị nóng. Người quản lý cần phải quan sát heo để điều chỉnh hệ
thống thông gió làm mát. Không nên dựa vào nhiệt độ bên ngoài để điều chình mà
cần theo dõi heo, nhìn số lần heo thở/phút để điều chỉnh. Ví dụ, khi vào chuồng
lúc 10 giờ sáng, nếu thấy heo thở khoảng
40 lần/phút thì đó là con số quá cao. Cần huấn luyện nhân viên quản lý nhiệt độ
cơ bản của trại đẻ. Không chỉ quan tâm tới nhiệt độ cho nái mà cần phải đảm bảo
đủ ấm cho heo con. Cần
chuẩn bị đầy đủ cám cho nái nuôi con để lúc nào nái cũng có thể ăn cám một cách
dễ dàng. Tuy nhiên, ở những trại quy mô lớn thì việc đáp ứng đầy đủ cám cho nái
đôi khi bị thiếu sót. Có thể sau khi cho ăn, người quản lý không quay lại kiểm
tra máng có còn cám hay không. Việc kiểm tra lượng cám nái nuôi con ăn là một việc
làm rất quan trọng. Phương pháp kiểm tra tốt nhất đó là kiểm tra lượng cám còn dư lại trên máng
và ghi chép lên bảng tên nái. Người quản lý cần được huấn luyện để đọc và thực
hành theo những ghi chép trên bảng tên nái. 3. 3. Các vấn đề sinh sản Việc
ghi chép sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kiểm tra lên giống. Cần quan sát nái ở
chu kỳ kiểm tra lên giống đầu tiên (sau khi phối từ 18~21 ngày) và lần thứ hai
(sau phối từ 36~42 ngày). Để hỗ trợ lên giống cho nái cần cho nái tiếp xúc với
đực trong thời gian thích hợp. Thụ tinh nhân tạo cũng nên để nái tiếp xúc với đực.
Phương pháp tiếp xúc tốt nhất là cho tiếp xúc qua bên ngoài chuồng. Ngoài
ra, cần huấn luyện kỹ phương pháp lấy tinh, kích thích khi phối, kỹ thuật phối...
Kỹ thuật từ khi lấy tinh tới khi đưa vào cây phối rất rộng cần được học đầy đủ.
Tinh khi lấy xong nên sử dụng ngay. Nếu tinh được bảo quản không đúng phương
pháp, nhiệt độ không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai. Người
trực tiếp phối phải có kỹ thuật thành thục. Cần đánh giá năng suất nái với những
kỹ thuật đó. Nếu tỷ lệ mang thai dưới 75% thì cần huấn luyện và đánh giá lại kỹ
thuật viên phối giống. Nếu người phối giống không nắm vững đầy đủ về kỹ thuật
thì năng suất sinh sản trại sẽ tiếp tục bị sụt giảm. Nên bố trí công việc phù hợp
khác và thay người phối. 4. 4. Di
chuyển sau khi phối: Sau
khi phối từ 5~35 ngày không nên di chuyển nái. Sau 35 ngày, nếu không cần thiết
thì cũng không nên di chuyển heo. Nếu di chuyển không phù hợp, đây cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ và khiến
số nái đào thải cao. ( Theo pignpork)
Các tin khác :
Quản lý vệ sinh phòng dịch
(7/6/2024)
Bệnh viêm phổi màng phổi trên heo
(14/11/2022)
Thực tế điều trị bệnh PED tại trại
(19/9/2022)
Phương pháp diệt kí sinh trùng hiệu quả
(12/9/2022)
Ngăn ngừa độc tố nấm mốc
(9/8/2022)
Thực tế điều trị bệnh hoại tử tai ở heo
(2/7/2022)
Phương pháp giúp giảm thiệt hại do PRRS
(6/6/2022)
Vì sao bệnh PED liên tục tái nhiễm- PED
(14/2/2022)
Táo bón trên nái đẻ
(5/5/2021)
Diệt nội ngoại kí sinh trùng tại trại nuôi heo
(27/4/2021)
Đánh bại tiêu chảy sau cai sữa với 3 bước
(15/3/2021)
Xuất huyết bao tử
(7/12/2020)
|
loading...
|
loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|