Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
30/7/2019 12:05:38
Khắc phục tiêu chảy trên heo con
Thực tế tại trại A (tiêu chảy do khuẩn E. coli):

Ở phòng nái đẻ được từ 2 ~ 3 ngày (12 nái), tất cả heo con theo mẹ đều bị tiêu chảy và còi cọc.

Có 6 bầy/12 bầy xuất hiện tiêu chảy kèm với ói.

Có 2 bầy/12 bầy bị tiêu chảy nặng, ướt toàn thân phải nằm dưới đèn úm.

Nái không có triệu chứng của bệnh, lượng cám ăn tốt.

Dựa trên kinh nghiệm người quản lý nghi ngờ heo bị PED.

Trại nghi ngờ bị PED và tiến hành chuẩn bị đối phó với bệnh này.

Sử dụng KIT kiểm tra PED ba lần đều cho kết quả âm tính.

Lấy mẫu hai heo con theo mẹ bị tiêu chảy để kiểm tra các bệnh (PED, Delta coronavirus, TGE, Rota) và chờ kết quả.

Trong lúc chờ kết quả xét nghiệm, trại cũng chuẩn bị các bước để tiến hành lây nhiễm nhân tạo.

Kết quả: 

Xác minh kết quả kiểm tra vi rút (ngày N): tất cả đều âm tính với PED, Delta coronavirus, TGE, Rota.

Ý kiến của người tiến hành kiểm tra (ngày N): khi kiểm tra gan bằng mắt thường thì thấy bệnh không phải do vi rút.

Tiến hành kiểm tra bệnh do vi khuẩn (ngày N).

Ở những bầy bị tiêu chảy được cung cấp nước điện giải, sử dụng kháng sinh (loại kháng sinh trại đã từng sử dụng), quản lý vệ sinh chuồng trại chặt chẽ (ngày N).

Kết quả kiểm tra vi khuẩn (ngày N+3): phát hiện heo nhiễm E. coli, dựa trên kết quả kiểm tra kháng sinh đồ để thay đổi loại kháng sinh điều trị. Không quan sát thấy bệnh tích bất thường trên niêm mạc ruột non.

Kể từ ngày thứ 4 sau khi phát bệnh ca đầu tiên thì không có bầy mới bị tiêu chảy.

Kết luận cuối cùng là bầy heo bị tiêu chảy cấp tính do vi khuẩn E. coli và độc tố vi khuẩn E. coli.

Thực tế tại trại B:

Một số heo con trong một số bầy xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Các cá thể này được điều trị cùng với việc xử lý heo sơ sinh (thiến, bấm răng, cắt đuôi).

Heo con được 2 – 3 ngày tuổi thì sau một đêm bị tiêu chảy nặng lây lan ra toàn bầy.

Người heo bị ướt sũng và nằm co ro dưới đèn úm.

Một số bầy xuất hiện thêm triệu chứng tiêu chảy kèm ói.

Nái không có triệu chứng đặc trưng như ói, tiêu chảy.

Kể từ khi mắc PED năm 2014 trại không phát sinh bệnh tiêu chảy.

Người quản lý nghi ngờ bầy heo mắc bệnh PED. 

Trại nghi ngờ bị PED và tiến hành chuẩn bị đối phó với bệnh này.

Sử dụng KIT kiểm tra PED ba lần đều cho kết quả âm tính.

Lấy mẫu hai heo con theo mẹ bị tiêu chảy để kiểm tra các bệnh (PED, Delta coronavirus, TGE, Rota) và chờ kết quả.

Trại tiến hành kiểm tra thêm Coccidium (trại đã sử dụng thuốc trị Coccidium, nhưng đã ngưng sử dụng 2 năm trước).

Trong lúc chờ kết quả xét nghiệm trại chuẩn bị tiến hành lây nhiễm nhân tạo.

Kết quả: 

Xác minh kết quả kiểm tra vi rút (ngày N): tất cả đều âm tính với PED, Delta coronavirus, TGE, Rota.
Kết quả kiểm tra Coccidium cũng âm tính (ngày N).

Tiến hành kiểm tra bệnh do vi khuẩn (ngày N).

Ở những bầy bị tiêu chảy được cung cấp nước điện giải, sử dụng kháng sinh (loại kháng sinh trại đã từng sử dụng), quản lý vệ sinh chuồng trại chặt chẽ (ngày N).

Kết quả kiểm tra vi khuẩn (ngày N+3): dương tính với Clostridium perfringens type A và độc tố β2.

Dựa trên kết quả kiểm tra kháng sinh đồ để thay đổi loại kháng sinh điều trị (ngày N+3).

Kể từ ngày thứ 4 sau khi phát sinh bệnh heo đỡ hơn và không lây bệnh sang bầy khác.

Kết luận:

Hai nông trại ở trên là những trại áp dụng tiêu chuẩn phòng dịch từ bên ngoài rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, do triệu chứng bệnh nên nghi ngờ là do PED. Ngoài ra, các trại này đã trên 2 năm không mắc PED nên mức độ miễn dịch với PED của nái khá thấp.

Chính vì vậy trại đã chuẩn bị các bước để tiến hành lây nhiễm nhân tạo (lấy ruột non của heo con theo mẹ mới mắc bệnh). Kiểm tra nhanh bằng các KIT kiểm tra PED và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm. May mắn là trại không mắc PED và cũng không mắc bệnh tiêu chảy do vi rút khác.

Cho dù không mắc bệnh do vi rút hay PED, nhưng nếu phát sinh tiêu chảy ở trại đẻ thì heo con sẽ ngừng lớn, khả năng hồi phục lại chậm, năng suất sụt giảm. Chính vì vậy các trại cần có biện pháp thích hợp để khắc phục bệnh tiêu chảy trên heo con.

Đầu tiên, trại phải nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy. Định kỳ cần kiểm tra tiêu chảy trên heo con, nắm rõ tác nhân gây bệnh và lên kế hoạch khắc phục (vắc-xin, kháng sinh phù hợp, điều trị từng cá thể, cải thiện môi trường nuôi dưỡng…).

Thứ hai, là có hướng dẫn cụ thể ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh tiêu chảy. Khi phát sinh tiêu chảy cần nắm rõ đối tượng (cá thể/bầy heo). Trường hợp tiêu chảy theo bầy cần ngăn chặn lây lan sang heo cùng phòng (ghi lên bảng tên heo, cấm ra vào trại…). Nhanh chóng phát hiện, kiểm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để lên biện pháp điều trị.

Biên dịch: heo.com.vn
Theo Koreapork




Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter