Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
30/7/2019 11:17:58
Tiêu diệt kí sinh trùng trên heo
Thiệt hại của kí sinh trùng gây ra trên heo:

Kí sinh trùng không gây chết nhanh trên heo, nhưng đó là loại bệnh mãn tính làm giảm năng suất, gây thiệt hại kinh tế. Chất dinh dưỡng bị mất đi khiến FCR cám bị ảnh hưởng và tốc độ lớn giảm. Nội kí sinh trùng là các vi sinh vật sống trong cơ thể vật chủ, phá hủy và gây tổn thương các cơ quan tổ chức của cơ thể. Ngoại kí sinh trùng như rận, rệp gây ngứa, cứng cơ, stress trên heo.

Tuy không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng khi thấy tăng trọng giảm, số ngày xuất chuồng chậm thì nên nghi ngờ trại đã bị dính kí sinh trùng.

Các loại kí sinh trùng:

Kí sinh trùng là loài động vật không xương sống ký sinh trên bề mặt cơ thể (ngoại kí sinh trùng) hoặc bên trong cơ thể (nội kí sinh trùng) của các loài sinh vật khác. Các loại kí trùng thường kí sinh trên vật chủ nhất định. Vật chủ chia làm hai loại là vật chủ trung gian và vật chủ chính. Vật chủ trung gian là vật chủ chứa kí sinh trùng trong giai đoạn đang phát triển. Vật chủ chính là vật chủ chứa kí sinh trùng trong giai đoạn gây hại. 

Kí sinh trùng có thể lây nhiễm qua đường miệng hoặc qua da. Ở trại heo, nội kí sinh trùng thường gặp là giun đũa và ngoại kí sinh trùng là Mange, Sarcopetes scabiei gây bệnh ghẻ trên heo.

Giun đũa (Ascaris suum) gây bệnh trên heo: 

Giun đũa là loại kí sinh trùng có màu trắng sữa, có thể quan sát thấy ở trong phân heo. Giun trưởng thành sẽ kí sinh ở ruột non, ấu trùng thì xuất hiện ở các cơ quan khác trong cơ thể (đặc biệt là ở gan và phổi). Vòng đời của giun đũa: "trứng có phôi → nhiễm qua đường miệng → ruột non → ấu trùng gan → tim → phổi ruột non → giun trưởng thành bài tiết trứng". Giun trưởng thành có thể dài tới 40 cm, dày khoảng 7 mm. Một giun cái có thể đẻ tới 250.000 trứng/ngày. Nếu trứng được bao bọc với lớp vỏ dày chúng có thể sống được tới 6 năm ở môi trường áo – quần lao động, khoảng trống ở trại.

Giun đũa chủ yếu gây hại cho heo từ 6 – 12 tuần tuổi, chúng đục thủng gan, gây viêm tạo thành các đốm trắng ở gan (Milk Spot), tăng trọng và FCR bị ảnh hưởng khoảng 10%. Ngoài ra, chúng còn gây các triệu chứng bệnh hô hấp, tiêu chảy, giảm chức năng miễn dịch.


Cái ghẻ trên heo (Mange, Sarcopetes scabiei):

Cái ghẻ có độ lớn khoảng 0,5 mm, chúng có màu nâu hoặc trắng nên ta có thể quan sát bằng mắt thường nếu để trên phông màu đen. Cái ghẻ (trứng, ấu trùng, cái ghẻ chưa trưởng thành, cái ghẻ trưởng thành) thường sống trên bề mặt da phía trong tai heo, phát triển thành một ổ cái ghẻ, sau đó chúng lây ra toàn thân heo. Vòng đời của cái ghẻ khoảng từ 10 – 14 ngày, nếu rời khỏi da heo thì chúng sẽ chết trong vòng 5 ngày.


Cái ghẻ có thể lây nhiễm ngang bằng con đường tiếp xúc trực tiếp giữa heo với nhau (đặc biệt là heo đực) hoặc tiếp xúc với nền chuồng có cái ghẻ. Lây nhiễm dọc từ nái chuyển sang heo con.

Triệu chứng, heo bị ngứa, thường hay lắc tai, cọ da vào thành tường hay chuồng, trên da sẽ xuất hiện các đốm đỏ có thể quan sát thấy ở tai, vòng quanh cổ, phía trước móng chân, phía khớp chân...

Biện pháp khắc phục bệnh do kí sinh trùng: Do bệnh có thể lây nhiễm khi heo ăn hoặc tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nên ta cần áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Cần có các biện pháp quản lý và diệt kí sinh trùng thích hợp. 

Trứng của kí sinh trùng cần độ ẩm và nhiệt độ thích hợp để phát triển, nên dưới ánh nắng trực tiếp và môi trường khô thì thời gian sống của trứng và ấu trùng sẽ bị giảm đi. Nếu chỉ sử dụng thuốc sát trùng để tiêu diệt trứng kí sinh trùng thì rất khó tiêu diệt hết. Ta cần áp dụng đồng thời các biện pháp dưới đây:
  • Kiểm tra heo sau khi giết mổ (gan, da) để đánh giá tình trạng nhiễm kí sinh trùng của heo trong trại.
  • Áp dụng cùng vào – cùng ra (All in – all out).
  • Xịt rửa, tiêu độc, giữ khô.
  • Nhập heo hậu bị sạch không nhiễm kí sinh.
  • Diệt kí sinh trùng cho heo hậu bị.
Nái có thể lây nhiễm kí sinh trùng cho heo con, nên cần phải kiểm soát được giun đũa, cái ghẻ trên nái. Định kỳ 6 tháng/lần, cần sử dụng Ivermectin để diệt nội – ngoại kí sinh trùng, khi chuyển nái sang trại đẻ nên tắm rửa để diệt ngoại kí sinh trùng.

Đối với heo đực ta diệt kí sinh trùng/3 tháng/lần.

Với heo con, để diệt giun đũa, sử dụng thuốc diệt nội kí sinh cho heo con ở 8 tuần tuổi, và sau đó 6 tuần áp dụng nhắc lại. Khu vực heo thịt cần áp dụng diệt kí sinh trùng định kỳ, nếu heo có triệu chứng nhiễm bệnh thì cần diệt bổ sung. 

Diệt kí sinh trùng nâng cao năng suất sinh sản: nếu thực hiện tốt thì các chỉ số năng suất như tăng trọng ngày, FCR cám sẽ được cải thiện, giảm được stress trên heo.


Biên dịch: heo.com.vn
Theo Koreapork




Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter