Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
1/7/2022 11:41:27
Thanh toán dịch Tả heo châu Phi (ASF)-hay tập sống chung với nó ?
![]() Ý kiến chuyên gia về các biện pháp kiểm soát sự lây lan của ASF
Sự
lây lan của dịch Tả heo châu Phi (ASF) ở các nước châu Âu đã trở thành một cuộc
thảo luận mới về cách thức giải quyết căn bệnh này. Giáo sư Zygmunt Pejsak trưởng
khoa Bệnh học trên heo tại Học viên Thú y Quốc gia Ba Lan và dưới đây là những
góc nhìn của ông về việc lựa chọn chiến lược. Khả năng sống sót và hoạt động của vi-rút ASF và những đặc điểm nào ảnh hưởng đến những
lựa chọn biện pháp kiểm soát của chúng ta? Vi-rút
ASF có thể tồn tại đến 5 tháng trong tủy xương của xác heo rừng trong mùa đông.
Vì vậy, một quần thể heo rừng có thể trở thành một “ổ chứa” vi-rút trong một
khoảng thời gian dài. Thêm vào đó, vì sự lây lan diễn ra chậm giữa những con
heo bị nhiễm và việc thiếu những dấu hiệu lâm sàng đặc trưng ở nhiều con vật, dẫn
đến việc phát hiện ra ca nhiễm tại trang trại là điều không dễ dàng. Việc chẩn
đoán xét nghiệm nhanh chóng là điều cần thiết để chần đoán phân biệt mầm bệnh,
đặc biệt là để phân biệt với bệnh đóng dấu son. Bệnh Dịch Tả heo cổ điển đã
không xuất hiện tại châu Âu, nhưng nó vẫn cần được đưa vào trong danh sách các
mầm bệnh để chẩn đoán phân biệt ở các quốc gia khác, và chúng ta cần phân biệt
ASF với các căn bệnh khác như hội chứng viêm da và thận-nephropathy syndrome
(PDNS). Châu Âu đã thực hiện theo chính sách của Tổ chức Thú y thế giới
về việc thanh toán dịch ASF, tuy nhiên, một biện pháp thay thế đã được thử
nghiệm tại Trung Quốc đó chính là thiêu hủy một phần đàn bị nhiễm, trong đó,
chỉ những con heo bị nhiễm bệnh mới bị
tiêu hủy, vì thế trang trại vẫn có thể tiếp tục sản xuất. Liệu đây có phải là
cách để sống chung với ASF?
Có
thể việc tiêu hủy một phần là một chiến lược hợp lý trong góc nhìn kinh tế vì
việc tiêu hủy toàn bộ sẽ giết chết cả những con chưa bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên
từ góc nhìn của dịch tễ, đây là một sai lầm lớn. Nếu như bạn quyết định kiểm
soát ASF bằng việc tiêu hủy một phần, bạn cũng đã chọn việc “sống chung với lũ”
trong một khoảng thời gian dài. Tôi chắc chắn rằng không ai có thể chấp nhận
những phương pháp như thế này áp dụng tại Liên minh châu Âu hoặc tại các quốc
gia như Hoa Kỳ.
Ông có tin vào việc áp dụng biện pháp kể trên sẽ dẫn đến việc
vi-rút lưu hành lâu hơn tại một quốc gia? Đúng
vậy, chúng sẽ lưu hành lâu hơn, thậm chí là mãi mãi. Sẽ có lúc, họ có thể thay
đổi chiến lược nhưng tại thời điểm đó, phần lớn đàn heo của họ đã bị nhiễm
vi-rút, và sẽ dẫn đến bùng phát các đợt dịch lưu nhiễm của ASF. Có thể trong 5,
10, hay 15 năm, bức tranh lâm sàng sẽ thay đổi, dẫn đến việc phát hiện trại bị
nhiễm trở nên càng khó khăn hơn cả như tình trạng hiện nay. Liệu việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn? Cho đến nay, chúng ta
đang có hai kiểu gien của ASF lưu hành ngoài châu Phi, với kiểu gien 2 đang lưu hành tại châu Âu. Chúng ta có cần
chú ý đến những kiểu gien khác trong trường hợp chúng tiến hóa và mang lại
nhiều nguy cơ trong tương lai? Trong
khi các chủng thuộc kiểu gien 1 và 2 của vi-rút ASF là nguyên nhân gây ra hầu
hết các vụ bùng phát ở heo nhà cho đến nay, thì ít nhất 23 kiểu gien khác cũng
có mặt ở châu Phi. Các kiểu gen khác kiểu gien 1 và 2 đã được phân lập từ các ca
nhiễm và tiến hành các thử nghiệm lâm sàng, ví dụ kiểu gen 9 và 10 ở Uganda và
kiểu gen 23 được phát hiện gần đây ở Ethiopia. Điều này cho thấy vi-rút ASF có
thể gây bệnh cho heo nhà mà không liên quan đến kiểu gien vi-rút ASF. Do đó,
cần phải có sự giám sát hiệu quả dựa trên gen P72 được bảo tồn, ở bất kỳ quốc
gia nào bị nhiễm hoặc có khả năng bị nhiễm để kiểm soát khả năng vi-rút phát
triển thêm một kiểu gen mới. Gene bảo tồn P72 là gì? Gien
có mặt trong cả 23 kiểu gien vi-rút ASF. Chúng ta cần thực hiện chẩn đoán phân
tử dựa trên việc phát hiện gen này vì chúng ta sẽ không bao giờ biết được liệu các
kiểu gien vi-rút mới có xuất hiện tại châu Âu hoạc nơi khác hay không. Tại sao vẫn chưa có sự chấp thuận quốc tế về việc sử dụng
vắc-xin ASF?
Tiềm năng về
việc phát triển vắc-xin rất phức tạp do heo rừng và heo nhà bị nhiễm vi rút không
thể tạo ra kháng thể trung hòa. Có vẻ như rõ ràng rằng bất kỳ loại vắc xin nào được
phát triển trong tương lai đều phải là loại vắc-xin sống nhược độc, làm từ
phương pháp kỹ thuật di truyền, với chiến lược bổ sung cho phép chúng ta phân
biệt giữa động vật được tiêm phòng hoặc bị nhiễm bệnh (Differentiating Infected from Vaccinated
Animals - DIVA) Liệu chúng ta thực sự có thể phát triển một loại vắc-xin? Một
ngày nào đó chúng ta sẽ sản xuất được một số loại vắc-xin tốt, nhưng vẫn sẽ có
những vấn đề thực tế cần giải quyết. Để kiểm soát ASF ở heo rừng, chúng ta sẽ
cần áp dụng bất kỳ loại vắc xin nào thông qua việc chôn thức ăn mồi có chứa
vắc-xin. Biện pháp này đã được thực hiện trước đây ở Đức nhằm chống lại bệnh Dịch
tả heo cổ điển, và đã cho thấy việc phân phối thức ăn mồi là rất quan trọng.
Mục đích của biện pháp này là gây miễn dịch cho heo rừng ở các lứa tuổi khác
nhau. Nhưng heo mẹ và heo cai sữa có khả năng đào bới kiếm ăn tại các tầng đất
khác nhau. Chúng ta sẽ phải phân phối vắc xin này theo cách thủ công, bằng cách
đặt mồi ở nhiều nơi khác nhau dưới lòng đất. Việc này rất mất thời gian và tốn
kém. Vì vậy, ngay cả khi chúng ta có vắc xin tốt và giải pháp DIVA, sẽ khó có
thể tiêm phòng cho phần lớn lợn rừng, đạt tỷ lệ cần thiết để kiểm soát dịch
bệnh. Ít
nhất là ở một số quốc gia, liệu chủng ngừa cuối cùng có thể chiếm ưu thế trong
cuộc chiến chống lại bệnh ASF không? Bạn
phải xem xét luật pháp và các quy tắc thương mại. Ở Liên minh châu Âu, sẽ rất
khó để giới thiệu và sử dụng vắc xin chống lại ASF. Có lẽ nó sẽ giống như bệnh Dịch
tả heo cổ điển và bệnh Aujeszky, ở chỗ nếu một quốc gia quyết định sử dụng
vắc-xin ASF thì quốc gia đó sẽ được xếp vào khu vực đang có dịch lưu hành. Vậy
thì giải pháp nào tốt nhất để chúng ta để đánh bại ASF? Giảm
đáng kể đàn heo rừng và thúc đẩy tất cả người chăn nuôi áp dụng chăn nuôi an
toàn sinh học. Đây là công cụ duy nhất mà chúng tôi có để kiểm soát dịch bệnh
giữa các trại heo. Ngoài ra, những thợ săn ngoài thực địa nên nhớ về an toàn
sinh học. Đôi khi họ thậm chí còn là vật chủ trung gian lây lan vi-rút ASF.
Zygmunt Pejsak (Theo pig333)
Các tin khác :
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() loading...
![]() |
![]() ![]() loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|