Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
10/10/2020 11:46:21
Nâng cao sức miễn dịch cho heo
Nguồn: http://www.koreapork.or.kr/sub03/sub03_2_view.html?Ncode=book&sbookYear=2019&sbookMonth=5.
Những vấn đề mà nông trại hay mắc phải: Sẩy thai trên nái: một số trại thường có tỷ lệ sẩy thai cao ở một số thời
điểm nhất định. Trước khi sẩy thai, một số nái có triệu chứng bỏ ăn hoặc không
có triệu chứng gì. Khi kiểm tra thai nhi và huyết thanh nái thì xác định bị nhiễm
PRRS. Vậy nếu trại làm tốt công tác vắc-xin ngừa PRRS thì vấn đề sẩy thai có giảm
không? Tiêu chảy trên heo con theo mẹ của nái lứa đầu: một số trại thường gặp
tình trạng tiêu chảy chỉ một phần trong trại đẻ. Chỉ một số bầy bị tiêu chảy, nếu
quan sát kỹ thì tiêu chảy bắt đầu từ bầy của nái hậu bị. Rồi chúng lây nhiễm
qua các bầy khác do ủng người quản lý, khi tiêm chích chung kim tiêm, ghép bầy.
Sử dụng kháng sinh để điều trị tiêu chảy trên heo con sẽ cho kết quả tốt. Khi
kiểm tra thì thấy heo mắc bệnh do Clostridium.
spp, E. coli. Thỉnh thoảng cũng xuất
hiện bệnh do Rotavirus. Vậy tại sao
heo con theo mẹ của nái lứa đầu hay bị tiêu chảy? Bệnh viêm loét da do tụ cầu khuẩn trên heo con cai sữa: ở những trại
mới, heo con cai sữa của những lứa đầu tiên thường xuất hiện bệnh viêm loét da
do tụ cầu khuẩn. Có thể là trại mới, chỉ có nái hậu bị nên miễn dịch yếu nên
heo con bệnh nhiều. Nhưng sau 1-2 năm, những trại mới này đã có nhiều nái từ lứa
2-4 nhưng vẫn bị bệnh trên. Liên quan đến vấn đề nái sẩy thai, đó là do chúng chưa tiếp xúc với nguồn
bệnh nên chưa hình thành kháng thể. Nếu quá trình cách ly và thuần dưỡng hậu bị
làm tốt thì có thể giảm tình trạng bệnh do PPRS. Dây thừng treo ngang chuồng heo cai sữa khoảng 1 tuần. Heo con ngậm vào dây để đùa giỡn. Sau đó đem vào chuồng heo hậu bị để chúng thích nghi dần với tình hình dịch bệnh có trong trại. Vấn đề tiêu chảy ở heo con theo mẹ của nái hậu bị, nguyên nhân chính là
trong sữa đầu của nái hậu bị không có kháng thể chống lại các bệnh như tiêu chảy.
Điều này được chứng minh qua thí nghiệm, heo con của nái hậu bị được bú sữa đầu
từ 6-8 tiếng, sau đó chuyển heo con sang nái rạ nuôi cho bú sữa đầu thêm từ 6-8
tiếng thì tình trạng tiêu chảy biến mất. Trước khi phối hậu bị nên cho chúng tiếp
xúc với phân của heo con cai sữa hoặc heo con theo mẹ để hình thành miễn dịch với
bệnh tiêu chảy. Bệnh viêm loét da do tụ cầu khuẩn trên heo con cai sữa cũng sẽ được
giải quyết nếu chúng nhận đầy đủ các kháng thể từ nái. Bảng 1: Các loại nguyên liệu dùng để lây nhiễm nhân tạo nhằm phòng chống
bệnh.
Dây thừng nên treo ở trại cai sữa trong vòng 3
ngày để heo con ngậm vào
Trích vol 132
Các tin khác :
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() loading...
![]() |
![]() ![]() loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|