Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
22/2/2017 09:25:12
Nguyên nhân khiến nái bị yếu chân
Khi lựa chọn hậu bị, vấn đề sức khoẻ chân heo rất quan trọng, vì hiện nay đào thải do chân yếu chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới các vấn đề yếu chân là do nuôi dưỡng quản lý không phù hợp dẫn đến các trường hợp như heo không đứng được, đi đứng khó khăn… sẽ gia tăng.

Ngoài ra, khi lựa chọn hậu bị, người chăn nuôi chỉ chú ý tới các chỉ số năng suất mà không quan tâm tới chân nái, chẳng hạn chỉ xem xét các yếu tố như tốc độ lớn, FCR, tỷ lệ thịt xẻ... mà không chú ý tới tình trạng chân nái.

Nếu heo thịt gặp vấn đề về chân thì tốc độ lớn và chất lượng thịt cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Chân heo khỏe mạnh chịu những ảnh hưởng do các yếu tố di truyền như khung xương, hoặc cũng có thể do yếu tố không di truyền như cấu tạo chuồng trại, nền chuồng, dinh dưỡng, mật độ bầy heo...

1. Thế nào là chân khỏe mạnh?

Những vấn đề về chân thường gặp ở những chỗ khớp nối. Không chỉ gặp tình trạng vôi hóa mà heo còn gặp tình trạng các góc của khớp chân không phù hợp, các phần mềm không có độ đàn hồi co giãn tốt.
 
Những nái có chân sau yếu khi phối cũng không đạt hiệu quả cao. Khi heo có vấn đề về chân chúng có thể không đứng được, ảnh hưởng đến việc phối giống. Còn ở heo thịt chúng sẽ chậm lớn. Nhìn vào triệu chứng lâm sàng thấy chúng không đứng được, về mặt bệnh lý có thể do bệnh thoái hóa xương sụn hay viêm khớp.


2. Tần suất xuất hiện các tình trạng về vấn đề chân

Một số nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, khoảng 10% heo giống của các trại điều tra gặp vấn đề ở chân. Ở châu Âu, khoảng 30% số nái đào thải do vấn đề chân yếu.

Các báo cáo cũng cho thấy, so với heo đực thì heo cái bị nhiều hơn, so với heo lai thì heo thuần bị bệnh về chân cũng cao hơn.

Khi so sánh giữa vấn đề chân trước và chân sau của các giống heo cũng thấy có sự khác biệt lớn. Ví dụ, giống Duroc thường bị chân trước, còn giống Landrac thường bị chân sau.

3. Những yếu tố liên quan tới di truyền

Yếu tố di truyền đã được chứng minh có liên quan tới tình trạng khỏe mạnh của chân heo.

Theo các nghiên cứu thì tỷ lệ di truyền ở chân trước là 0,27; chân sau là 0,15; cấu tạo chân trước là 0,53, độ vận động chân trước là 0,31; cấu tạo chân sau là 0,20. 

4. Nguyên nhân phát sinh thoái hóa xương sụn

Tốc độ phát triển: tốc độ phát triển của heo cũng ảnh hưởng tới chất lượng chân. Nếu heo phát triển quá nhanh, khiến phần xương phía dưới không chịu nổi áp lực cơ thể thì dễ dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp và xương sụn. Việc thoái hóa khớp hay xương sụn thường xuất hiện ở heo 6~8 tháng tuổi, nhưng hiện nay, do tốc độ phát triển của heo nhanh, đã xuất hiện tình trạng này trên những heo từ 3~5 tháng tuổi. Có những báo cáo cho thấy, việc cho ăn giới hạn giúp giảm tăng trọng có thể hạn chế tình trạng thoái hóa khớp xương.

Vận động: vận động giúp heo sẽ được bổ sung các dịch ở khớp. Ngoài ra, vận động sẽ giúp khung xương, cơ bắp phát triển. Nếu heo thiếu vận động thì các tổ chức xương khó phát triển đầy đủ. 
Những heo nuôi ở chuồng ép thường yếu và gặp các vấn đề về chân hơn so với heo nuôi ở chuồng tập trung.

Dinh dưỡng: các yếu tố dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, kẽm, vitamin D ảnh hưởng rất lớn tới xương. Các chất dinh dưỡng trên giúp xương heo cứng cáp và khỏe mạnh.

Cấu tạo các thiết bị: cấu tạo nền chuồng cũng ảnh hưởng tới chân heo. Nái được nuôi trên sàn bê- tông cứng cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của chân.
Biên dịch: heo.com.vn
Theo Pig&Pork




Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter