Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
27/4/2016 09:12:42
Ảnh hưởng từ yếu tố quản lý và môi trường nuôi đối với bệnh hô hấp





Những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh hô hấp trên heo được chia làm 7 nhóm chính:

- Quản lý và sử dụng thuốc không phù hợp.

- Hệ thống cấp nước.

- Hệ thống cấp cám.

- Tình trạng vệ sinh và nền chuồng.

- Hệ thống thông khí và chất lượng không khí trong trại.

- Sự di chuyển heo trong trại .

- Thái độ, khả năng người quản lý.

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc với mục đích điều trị và phòng ngừa bệnh hô hấp. Để có hiệu quả cao việc sử dụng và bảo quản thuốc phải thật hợp lý.

Vắc-xin: Nếu bảo quản trong tủ đông các loại vắc-xin phòng bệnh như viêm phổi, giả dại thì sẽ không còn tác dụng. Nếu bảo quản vắc-xin ở nhiệt độ trên 80C (ngăn bảo quản của tủ lạnh thường ở 100C) thì hiệu lực giảm rất nhanh.

Quản lý tiêm chủng: Bao gồm luôn việc quản lý lọ thuốc, ống chích, kim tiêm. Nếu ta quản lý thuốc không đúng cách thì hiệu quả thuốc kháng sinh sẽ giảm sút, có khả năng lây nhiễm bệnh khác. Trường hợp kim tiêm không được vệ sinh sát trùng đầy đủ, đây có thể là nguyên nhân lây truyền các bệnh nguy hiểm như PRRS....

Trộn thuốc vào cám: Việc này cần quản lý kỹ. Cần pha trộn theo đúng liều lượng để đạt hiệu quả cao. Nếu cám có trộn thuốc còn dư sẽ có thể ảnh hưởng tới lần cho ăn sau. Điều cần lưu ý là có thể heo bệnh không ăn được cám trộn thuốc.

Việc trộn thuốc vào nước cũng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cần lưu ý khi heo mắc các bệnh về đường hô hấp thì chúng thường không uống nhiều nước. Ngoài ra, tùy theo chất lượng nước mà tác dụng của các chất kháng sinh có thể bị thay đổi.

2. Các yếu tố do môi trường nuôi

Cung cấp nước uống: Nếu việc cung cấp nước uống bị hạn chế thì lượng cám ăn vào cũng giảm theo, dẫn đến stress và dễ dẫn đến bệnh hô hấp.

Cung cấp cám: Để giảm bệnh hô hấp thì cần giảm bụi khi cho heo ăn cám. Thông thường, heo được cho ăn cám dạng khô sẽ chậm lớn hơn so với ăn dạng lỏng. Ngoài ra, nếu trong cám có độc tố nấm mốc cũng sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch của heo.

Nếu quản lý cho ăn không đúng thì chỉ trong vòng 24 giờ có thể sẽ xuất hiện tình trạng viêm loét dạ dày.

Trong trường hợp viêm loét trở nên mãn tính, heo thường xuyên bị xuất huyết dẫn đến thiếu máu, sức đề kháng của heo với dịch bệnh cũng giảm dần.

Nền chuồng: Một trong những vấn đề cần lưu ý về bệnh hô hấp trên heo là mật độ nuôi. Nếu nuôi quá nhiều (heo sẽ nóng) hoặc nuôi với mật độ thấp (heo lạnh) đều dẫn đến bệnh hô hấp. Cần lưu ý duy trì diện tích nuôi phù hợp. Các nước châu Âu đã quy định diện tích và mật độ chuồng trại. Nếu duy trì mật độ nuôi thích hợp cũng có thể giúp giảm được bệnh hô hấp.

- Vấn đề vệ sinh và nền chuồng: nếu trang thiết bị chuồng trại không phù hợp cũng gây tác dụng ngược. Không khí không sạch và nền chuồng dơ có thể không khiến heo mắc bệnh hô hấp ngay, nhưng nếu nền chuồng sần sùi làm cho heo dễ bị thương ở chân, rất dễ bị nhiễm trùng. Streptococcus có thể nhiễm vào máu, đi vào phổi, sẽ gây các vết áp-xe trong phổi.

- Nơi ngủ: là một trong những nơi quan trọng không được có nấm mốc, các chất dơ bẩn. Trường hợp vệ sinh không đúng cách, nơi ngủ của heo lúc nào cũng ẩm ướt thì dẫn đến tình trạng bệnh hô hấp nặng thêm.

Hệ thống thông khí:

- Khí độc: khí amoniac sẽ tăng tiết dịch màng nhầy trong khí quản làm ảnh hưởng tới phổi. Hệ thống thông khí không được để khí độc tràn ngược vào trong trại. Một điều cần lưu ý là mũi heo nằm ở vị trí thấp so với thân người kỹ thuật viên, nên cần đánh giá khí độc ở vị trí gần mặt sàn chuồng.

- Độ ẩm: nếu độ ẩm hạ dưới mức 50% thì độ lớn của bụi sẽ giảm xuống khiến chúng dễ dàng đi vào phổi gây ra bệnh. Độ ẩm thích hợp là vào khoảng 60 - 75%, có thể giúp làm giảm các bệnh do hô hấp.

- Bụi: dựa vào độ lớn chúng ta chia làm ba loại: Loại lớn hơn 3 thì chúng sẽ rơi xuống sàn, chúng sẽ không đi được tới phế nang của đường hô hấp. Loại bụi nhỏ hơn 1 cũng không bay vào phế nang, nhưng chúng có thể di chuyển tự do trong và ngoài đường hô hấp. Loại từ 1,6~3 mới đi được vào trong các phế nang. Các loại vi-rút thường bám vào các hạt bụi này để vào trong phổi gây bệnh.

- Nhiệt độ: đa số các nhà chăn nuôi đều nắm được nhiệt độ thích hợp cho heo, nhưng việc điều chỉnh nhiệt độ còn gặp nhiều hạn chế. Đặc biệt là việc điều chỉnh nhiệt độ cho giai đoạn heo con.

- Gió lạnh lùa: Gió lạnh lùa làm sức đề kháng của heo con đối với bệnh hô hấp giảm mạnh. Đặc biệt, nếu gió lùa nơi heo ngủ, heo dễ bị stress. Người quản lý cần chú ý sao cho nơi ngủ của heo không có gió lạnh lùa. Ở nơi ngủ, nếu tốc độ trên 0,2m/s thì có thể coi là gió lạnh lùa. Cần chú ý những điểm phát sinh gió lùa như các lỗ nhỏ trên tường.

Lưu thông không khí:

Trong chuồng: nếu không khí lưu thông quá nhanh thì cũng như tình trạng gió lạnh lùa vào. Đa số các trại chưa làm tốt vấn đề này.

Khoảng cách giữa các chuồng và các trại: nhiều trại áp dụng cùng vào cùng ra, nhưng vị trí trại hoặc nơi lấy- thoát không khí không hợp lý cũng góp phần tăng dịch bệnh.

Thông khí: đa số các trại sử dụng quạt để hút khí trong trại. Nếu quạt dơ thì hiệu năng sử dụng chỉ bằng 40% quạt sạch. Không khí đi qua trại sẽ có nhiều bụi bẩn bám vào các cánh quạt. Quạt dơ sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Trong một thí nghiệm tại chuồng cai sữa đã cho thấy, quạt dơ tốn điện hơn quạt sạch 25%.

Bạt chuồng: một số trại thiết kế bạt quay bên hông chuồng. Nếu thiết kế phù hợp, quản lý tốt thì nó sẽ giúp thông thoáng khí. Tuy nhiên bạt không chặn được hoàn toàn gió lùa. Khi bạt không được đóng kỹ hoặc có lỗ thủng, chuồng sẽ dễ bị gió lùa.

3. Sự di chuyển heo trong trại

Vì heo không được nuôi nhốt ở những chuồng trại phù hợp nên chúng rất dễ bị stress. Đa số những trường hợp này là chuồng trại chưa được chuẩn bị kỹ đã nhận heo. Heo chưa thích nghi được với môi trường mới nên dễ mắc bệnh. Những heo bệnh nên gom lại một chuồng để điều trị.

4. Khả năng người quản lý

Nếu được huấn luyện kỹ, người quản lý có tâm huyết thì hiệu quả công việc sẽ cao. Người quản lý tốt phải dành đủ thời gian thích hợp bên heo. Nhiều người quản lý chưa có khả năng tổ chức và chỉ huy khiến công việc chưa phát huy tốt.

5. Kết luận

Cần phải giảm tối đa ảnh hưởng của bệnh hô hấp lên năng suất trại. Để làm được như vậy thì từ chủ trại, người quản lý, bác sĩ thú y, nhà dinh dưỡng đến chuyên gia môi trường phải cùng hợp tác để tạo ra kết quả tốt nhất.

( Theo Pignpork)




Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter