Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản Lý
29/3/2019 10:10:17
Tăng cường vệ sinh an toàn dịch tễ




Các trại đều nắm rõ sự quan trọng của vấn đề an toàn vệ sinh dịch t trại, các tác nhân gây lây truyền dịch bệnh như ruồi, muỗi, chuột…. Nếu vệ sinh chuồng trại không đúng cách thì sẽ dễ dàng mắc các bệnh tiêu chảy do E. coli, Salmonella, kiết lị heo, bệnh viêm não Nhật Bản, chứng MMA, kí sinh trùng trên heo và các bệnh như TGE và PED.

Những biện pháp giúp tăng cường an toàn vệ sinh dịch tễ trong trại:

Cần thực hiện chương trình vắc-xin phòng ngừa các bệnh như E. coli, đóng dấu son, viêm não Nhật Bản TGE và PED. Quan tâm đến biện pháp bảo quản vắc-xin, thời điểm chích vắc-xin. Thời điểm chích vắc-xin ngừa E. coli là 4 tuần và 2 tuần trước đẻ (2 lần). Bệnh đóng dấu son cần được chích vắc-xin cho nái từ 23 tuần trước đẻ, với heo con chích vào 7 tuần tuổi (lần 1) và 10 tuần tuổi (lần 2). Đối với viêm não Nhật Bản, vào khoảng từ tháng 46 ta chích cho toàn bầy sinh sản 2 lần (khoảng cách 4 tuần).   

Tiêu độc: bệnh do ruồi, muỗi là vật trung gian sẽ có tốc độ lây lan nhanh. Việc điều trị những bệnh này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy, việc giữ môi trường nuôi dưỡng sạch sẽ, thoải mái để vật nuôi khỏe mạnh là việc làm rất quan trọng.

Tiêu độc, sát trùng đường nước: định kỳ cần kiểm tra chất lượng nước uống. Ta có thể sử dụng chế phẩm chứa ammoniac bậc 4 để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm (2 lần/tuần).

Tiêu độc vệ sinh trong chuồng trại: mỗi ngày dùng thuốc phun xịt bên trong chuồng trại (phenolic) với tỷ lệ 200:1 phun xịt phía bên trên trần nhà và trong không khí (trừ trại đẻ và trại cai sữa). Việc phun xịt có hiệu quả giảm các tác nhân gây bệnh, bụi và mạng nhện, ít gây tác dụng phụ.

Vệ sinh bên ngoài chuồng trại: sử dụng các chế phẩm có khả năng tiêu độc mạnh, pha với tỷ lệ 100:1 xịt cách ngày (2 ngày/lần), ở bên ngoài chuồng trại và đặc biệt xung quanh khu nhà phân.

Diệt chuột: chuột chủ yếu tập trung khu vực nhà cám, trại đẻ, trại cai sữa gây lãng phí cám, truyền các bệnh nguy hiểm. Chuột thường thích đi dọc theo mép tường hoặc mép các đồ vật nên ta đặt bẫy thuốc gần những nơi này để chuột dễ đánh hơi và nhìn thấy.

Diệt côn trùng: duy trì vệ sinh sạch chuồng trại, phun thuốc diệt côn trùng, đặc biệt khu bãi rác, nhà phân.

Quản lý nái đẻ: trước và sau khi nái đẻ cần bổ sung cho nái các chế phẩm tăng cường tiêu hóa, vitamin. Ngày sinh có thể tiêm kháng sinh để phòng ngừa MMA, sát trùng ngày 2 lần.

Quản lý heo đực: định kỳ 3 tháng một lần sử dụng các loại kháng sinh để phòng ngừa các bệnh đường tiết niệu. Bổ sung vitamin AD3E để tăng tỷ lệ thụ thai.

Quản lý heo con theo mẹ: nếu chuồng trại ẩm ướt, nhiều nước, heo con dễ nhiễm các vi khuẩn gây tiêu chảy. Cần giữ vú nái khô ráo, trộn 200 ppm kháng sinh vào cám nái nuôi con.

 (Nguồn pignpork. Đăng trên Tạp chí Chăn nuôi Heo vol 112)




Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter