Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản Lý
9/4/2019 11:26:15
Giảm tỷ lệ sự cố trên nái sinh sản
Những vấn đề về sinh sản thường gặp ở nái là sẩy thai, không mang thai, lên giống không ổn định. Để nâng cao năng suất sinh sản ta phải hạn chế tối đa các sự cố này.



Quản lý chống sẩy thai:

Nguyên nhân sẩy thai: sẩy thai trên nái xảy ra quanh năm, nhưng thường xuất hiện nhiều vào mùa nóng. Nguyên nhân do lây nhiễm hoặc không lây nhiễm, hoặc cả hai nguyên nhân. Việc nắm rõ nguyên nhân sẩy thai là không dễ khiến việc giảm tỷ lệ sẩy thai khó.

Việc phòng chống sẩy thai phải có các kế hoạch quản lý nuôi dưỡng phù hợp vào trước giai đoạn heo sẩy thai nhiều.

Những nguyên nhân sẩy thai do lây nhiễm:
- Bệnh giả dại.
- PRRS.
- Viêm não Nhật Bản.
- Virus gây viêm não cơ tim.
- Cúm heo.
- Bệnh do Circovirus.
- Đóng dấu son.
- Leptospira.
- Streptococcus.
- E. coli.
- Toxoplasma.
- Viêm bàng quang và viêm thận.

Các nguyên nhân không do lây nhiễm:
- Yếu tố thời tiết, mùa (vào thời điểm lượng nắng ít - quản lý ánh sáng chuồng trại không tốt).
- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, chênh lệch nhiệt độ trong ngày cao, gió lạnh lùa.
- Thiếu dinh dưỡng.
- Các vấn đề về chân.
- Vệ sinh dịch tể không tốt.
- Stress các loại.

Chẩn đoán:

Ta có thể lấy mẫu của thai vừa sẩy gửi đến phòng thí nghiệm để tìm nguyên nhân. Ngoài ra, với các nguyên nhân không lây nhiễm, ta có thể kiểm tra quy trình nuôi dưỡng, môi trường chuồng trại, stress trên heo.

Quản lý phòng chống sẩy thai:

Khi phòng chống nái sẩy thai ta cần lập kế hoạch cho cả hai nguyên nhân lây nhiễm hoặc không lây nhiễm. Đặc biệt là vào mùa nóng cần chuẩn bị trước các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ sẩy thai.

Phòng chống sẩy thai do nguyên nhân lây nhiễm:
  • Tiêm vắc-xin đầy đủ cho nái (Parvovirus, viêm não, đóng dấu son…). Đặc biệt, hậu bị và nái tơ cần được tiêm vắc-xin đầy đủ.
  • Tiêu độc sát trùng kỹ chuồng trại nái sinh sản.
  • Không nuôi chó, mèo trong trại.
  • Diệt chuột.
  • Áp dụng vệ sinh phòng dịch heo mua từ bên ngoài, xe chở heo, chở cám.
  • Định kỳ kiểm tra huyết thanh heo nái và heo đực.
  • Sử dụng kháng sinh để giảm các bệnh do vi khuẩn.
Phòng chống sẩy thai do nguyên nhân không lây nhiễm:
  • Giảm tỷ lệ nái già (nên có kế hoạch đào thải nái trên lứa 7).
  • Bổ sung dinh dưỡng cho nái vào mùa nóng.
  • Giảm stress do tác động môi trường chuồng trại (nóng, thông thoáng khí không tốt).
  • Heo không thoát được mồ hôi nên việc điều chỉnh thân nhiệt rất khó khăn (quạt, các hệ thống làm giảm nhiệt độ chuồng trại).
  • Chú ý vệ sinh máng ăn để heo không ăn cám hư.
Phòng chống các bệnh liên quan tới sinh sản trên nái:

Các bệnh như mất sữa, viêm tử cung, viêm bàng quang cũng là nguyên nhân gây năng suất sinh sản sụt giảm.

Phòng chống chứng mất sữa trên nái:
  • Giảm stress trước và sau khi sinh.
  • Cung cấp đầy đủ nước cho nái trước và sau khi đẻ.
  • Cấp cám đủ số lượng, tăng cường vệ sinh cho heo.
  • Hạn chế viêm vú do dính phân.
  • Lên kế hoạch đào thải nái già.
Phòng chống viêm tử cung:
  • Đây là bệnh ở đường tiết niệu do tình trạng nái thiếu nước uống kéo dài.
  • Nên thay nái già và nái bệnh.
  • Định kỳ vệ sinh sát trùng tắm rửa heo đực.
  • Vệ sinh chuồng trại.
  • Giữ vệ sinh khi phối (rửa âm hộ trước phối, sử dụng găng tay dùng 1 lần).
  • Kiểm tra hệ thống cấp nước.
  • Sau khi phối nên vệ sinh, rửa tử cung nái.
Phòng chống viêm bàng quang và viêm thận:
  • Cho nái uống nước đầy đủ.
  • Giảm stress khi đẻ.
  • Cải thiện điều kiện vệ sinh chuồng trại (hệ thống thoát nước, hệ thống cấp nước).
  • Lựa chọn đúng thuốc để điều trị.
  • Quản lý nái theo điểm thể trạng.
Đào thải nái:

Trại cần có tiêu chuẩn đào thải nái phù hợp để duy trì năng suất ổn định:
  • Đào thải nái lên giống lại, không mang thai 3 lần liên tiếp.
  • Nái sẩy thai liên tục trên 2 lần.
  • Nái trên lứa 3 nhưng năng suất kém hơn bình quân năng suất nái hậu bị.
  • Trừ trường hợp đặc biệt nên đào thải nái trên lứa 7.
  • Nái sau cai sữa 40 ngày mà không lên giống. Nái rạ khoảng từ 30~40 ngày không lên giống đào thải. Nái tơ khoảng từ 40~50 ngày không lên giống đào thải.
  • Nái sau khi gặp sự cố (không mang thai, sẩy thai) trên 40 ngày mà không lên giống.
  • Nái bị vấn đề về chân không phối được.
  • Nái có năng suất bình quân từ lứa 1 đến lứa 3 dưới 7 con.
  • Nái bỏ ăn không có khả năng nuôi con.
  • Nái bị viêm vú, hoặc bị lặn vú từ ba cái trở lên.
  • Nái có ngoại hình bất thường.
  • Nái bị bệnh không thể điều trị nên đào thải trước khi chết.
Phòng chống các vấn đề trên heo đực:
  • Định kỳ thay đực già.
  • Ghi chép các lần khai thác lên bảng tên.
  • Tiêm vắc-xin đầy đủ cho heo đực.
  • Bổ sung dinh dưỡng và kháng sinh cho heo đực.
  • Vệ sinh tiêu độc chuồng heo đực.
  • Có tủ bảo quản tinh heo đực.
  • Tủ bảo quản phải có nhiệt kế đo được nhiệt độ cao nhất và thấp nhất.
  • Tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào tinh heo.
(Trích Ấn phẩm chăn nuôi heo tập 90 - tháng 2/2017)




Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter