Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản Lý
17/11/2020 08:40:57
Quản lý bệnh và thể trạng hậu bị


Đối với các giống heo mới, các hướng dẫn chăn nuôi đều tập trung chú ý việc quản lý độ dày mỡ lưng hơn việc quản lý điểm thể trạng (Body Condition Score, BCS). Đặc biệt là phải quản lý độ dày mỡ lưng hậu bị trước phối và trước đẻ cho thật phù hợp.

     

Hình 1: Vị trí đo độ dày mỡ lưng (P2).

Cách xác định vị trí đo độ dày mỡ lưng P2): ở vị trí xương sườn cuối cùng, cách đường giữa lưng khoảng 6 ~ 7 cm về hai bên.

Bảng 1: Độ dày mỡ lưng của hậu bị

Trước khi phối lần đầu

13 ~ 15 mm

Trước khi đẻ

16 ~ 18 mm

 

Hậu bị khi mới nhập về cần quản lý thể trạng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Luôn duy trì thể trạng của nái hậu bị, nái tơ, nái rạ) ở mức 3 ~ 3,5 (nếu chỉ quan tâm đến độ dày mỡ lưng thì khi kỹ thuật chưa vững dễ dẫn tới đánh giá sai).

Đo độ dày mỡ lưng hậu bị trước khi phối để đánh giá chương trình cho ăn của hậu bị. Nếu trước khi phối, độ dày mỡ lưng của nhóm heo hậu bị nằm ở phạm vi từ 13 ~ 15 mm thì chứng tỏ chương trình cho ăn phù hợp. Nếu độ dày mỡ lưng mỏng hơn mức tiêu chuẩn ta nên tăng lượng cám, ngược lại nếu dày hơn thì ta nên giảm lượng cám cho hậu bị ăn (cho nhóm tiếp theo).

Độ dày mỡ lưng của hậu bị nằm ở mức 16 ~ 18 mm chứng tỏ thời kỳ mang thai lượng cám ăn đã ở mức thích hợp. Nếu độ dày mỡ lưng cao hoặc thấp hơn mức tiêu chuẩn thì nhóm heo tiếp theo ta cần điều chỉnh cám cho phù hợp.

Cần phân loại đánh giá BCS, độ dày mỡ lưng theo từng mùa nhằm áp dụng chương trình cám thích hợp theo từng thời điểm.

Ghi độ dày mỡ lưng lên trên bảng tên của nái, nhằm thuận tiện cho việc điều chỉnh cám.

 

Hình 2: Đo độ dày mỡ lưng.

Trước đây, đa số các trại dựa vào điểm thể trạng BCS để quản lý bầy heo sinh sản. Tuy nhiên ở thời kỳ hậu bị nếu ta theo dõi thêm độ dày mỡ lưng sẽ giúp nâng cao năng suất sinh sản và khả năng nuôi con. Việc kiểm tra độ dày mỡ lưng phụ thuộc nhiều vào kỹ năng, sự thành thạo của người quản lý.

 

Hình 3: Mối liên quan giữa thể trạng và độ dày mỡ lưng.

Mối liên quan giữa thể trạng và độ dày mỡ lưng không cao, nhiều trường hợp điểm BCS cao nhưng độ dày mỡ lưng lại mỏng và ngược lại điểm BCS thấp nhưng độ dày mỡ lưng lại cao.

 

Quản lý dịch bệnh trên bầy heo hậu bị:

 

Hình 4: Đàn heo giống có độ an toàn cao (không chỉ âm tính với PRRS mà còn âm tính với các bệnh do vi khuẩn khác).

Cần lựa chọn các trại giống có mức độ vệ sinh an toàn dịch tễ cao. Dĩ nhiên cũng có một số trường hợp, khi nhập hậu bị về đã mắc các bệnh như viêm hồi tràng, viêm màng phổi, bệnh Glasser sẽ lây vào trại.

Cần có trại hậu bị cách ly, trường hợp không thể xây trại cách ly thì cần quy hoạch riêng một khu chuồng riêng biệt.

Áp dụng chương trình vắc-xin cho nái hậu bị. Có thể trộn kháng sinh cho heo để heo phát triển tốt (tùy theo tình hình có thể duy trì việc trộn kháng sinh bổ sung cho đến khi chuyển trại phối).

Rải phân hoặc nhau trại đẻ để hậu bị phơi nhiễm với các dịch bệnh có trong trại.

Theo pignpork.com



Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter