Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Gây Giống
14/7/2022 11:01:28
Tăng lượng sữa heo con bú
Số
lượng heo con đẻ ra ngày càng tăng, PSY của nái tại Đan Mạch đã tăng lên tới mức
40 con. Để nuôi sống toàn bộ số heo con này cần một sự nỗ lực rất lớn. Việc bú
sữa đầu sẽ giúp heo con duy trì thân nhiệt, cung cấp năng lượng cho việc vận động
và phát triển của heo con. Sữa đầu cũng sẽ giúp heo con có kháng thể để có thể
phòng chống được dịch bệnh.Heo con càng bú ít sữa đầu thì tỷ lệ heo chết sẽ
càng cao. Để phòng bệnh tiêu chảy heo con cần bú lượng sữa đầu nhiều nhất có thể.
Quản lý nái khỏe mạnh: nái khỏe mạnh sẽ giúp thai
nhi có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp, đáp ứng tốt việc hình thành miễn dịch sau khi
chích vắc-xin. Nái không khỏe mạnh thì không chỉ lượng sữa sản xuất giảm mà lượng
sữa đầu cung cấp cho heo con cũng không đủ. Cung cấp cám chất lượng cao cho nái: heo mang thai nhiều con thì cần
nhiều dinh dưỡng. Chính vì vậy giai đoạn mang thai cần cung cấp cho nái cám có
chất lượng tốt. Quản lý thể trạng nái: nái có thể trạng phù hợp thì
quá trình đẻ sẽ dễ dàng, ít phát sinh sự cố à lượng sữa nái sản xuất sẽ ổn định.
Heo con đẻ ra càng chậm thì lượng sữa đầu bú được sẽ càng ít. Nái có thể trạng
tốt, đẻ nhanh sẽ giúp heo con càng khỏe mạnh. Điểm thể trạng của nái khi đẻ nên
đạt ở mức 3.0, vừa giúp nái tránh hao mòn quá mức khi nuôi con, vừa giúp nái dễ
đẻ. Để đạt được thể trạng như vậy thì trại cần lên chương trình cấp cám phù hợp
từ giai đoạn đầu mang thai. Môi trường trại đẻ phải thoải mái và sạch
sẽ với heo: Heo
con sơ sinh không có khả năng phòng chống dịch bệnh. Trại đẻ cần được quản lý
theo phương pháp cùng vào- cùng ra. Trại đẻ không chỉ sạch mà cần khô và ấm. Nếu
không được như vậy thì đa số năng lượng heo con nhận sẽ được dùng để duy trì
thân nhiệt. Tránh để gió lạnh lùa trực tiếp vào heo con. Giảm stress cho nái: stress khiến thời gian đẻ kéo
dài và lượng sữa sản xuất ra giảm. Trước khi nái sinh cần chuyển nái sang trại
đẻ trước để nái có thời gian thích nghi và làm quen với môi trường mới. Trước
khi nái đẻ có thể lót cỏ khô hay rơm rạ (đảm bảo vệ sinh) để phù hợp với tập
tính sinh sản của chúng. Khi nái bắt đầu đẻ cần cố gắng giữ môi trường yên
tĩnh. Tiến hành đỡ đẻ cho heo: quá trình đẻ càng thuận lợi
thì hoạt lực heo con càng tốt. Việc đỡ đẻ sẽ giúp heo con và nái giảm sự cố
trong khi sinh sản (đặc biệt là những ca đẻ kéo dài). Phân chia heo con cho bú sữa: số lượng heo con đẻ ra quá
nhiều, khiến trọng lượng sơ sinh nhỏ và số lượng sữa đầu/ heo con bị giảm. Nhiều
trường hợp số con sinh ra nhiều hơn cả số vú nái có. Phương pháp chia heo con
cho bú sữa được áp dụng như sau, để 1-2 con sinh ra đầu tiên hay lớn nhất ra
bên ngoài khoảng 30-45 phút để những heo con còn lại (khoảng 10-12 con) được bú
sữa đầu đầy đủ. Số heo con đẻ ra càng nhiều thì trọng
lượng sơ sinh càng nhỏ ((Sanjoaquin, L. y Vela, A. ThinkinPig. 2015).
Áp dụng các biện pháp ghép bầy: có thể ghép heo con từ bầy
nái đẻ nhiều sang bầy nái đẻ ít. Chỉ ghép bầy sau khi heo con đã được bú sữa đầu
đầy đủ. Trường hợp heo nhỏ thì ghép bầy sau sinh 12 tiếng, heo lớn thì tối thiểu
phải đủ 6 tiếng mới ghép bầy. Chương trình vắc-xin cho nái phải phù
hợp: để sữa
đầu có đầy đủ kháng thể thì nái phải được tiêm phòng đầy đủ. Vắc-xin chất lượng
tốt sẽ giúp bảo vệ nái và heo con trước dịch bệnh. Nên chích vắc-xin khoảng từ
3-4 tuần trước sinh để nồng độ kháng thể và tế bào bạch cầu trong sữa đầu ở mức
cao nhất. Ghép
bầy là một trong những biện pháp cơ bản, áp dụng từ lâu trong chăn nuôi. Tuy
nhiên nếu không thực hiện đúng thì dễ phát sinh bệnh tiêu chảy và tăng tỷ lệ chết
heo con. Nếu
tăng thời gian cho heo con bú sữa đầu thì ghép bầy có trễ không? Ghép bầy chỉ
thực hiện sau khi heo con được bú sữa đầu đầy đủ. Chính vì vậy các khuyến cáo đều
khuyên nên ghép bầy trong khoảng thời gian từ 6-12 tiếng sau sinh. Có trường hợp
nái đẻ nhiều con, một số heo con chưa bú đủ sữa đầu thì có thể chờ hơn 12 tiếng
để chuyển heo, hoặc giảm bớt số lượng heo con ghép bầy. Tuy lượng sữa đầu rất
quan trọng nhưng không được ghép heo con đã đẻ quá 24 tiếng. Heo càng ghép sớm,
nái càng dễ tiếp nhận con, núm vú nái được sử dụng sớm sẽ không bị khô. Núm vù
không được bú sẽ giảm lượng sữa và sau 3 ngày sẽ khô hẳn. Heo
con nhỏ cho nái hậu bị có tốt không? Núm vú nái hậu bị thường nhỏ giúp heo con
còi yếu dễ dàng bú sữa. Tuy nhiên, nếu ghép vô nái hậu bị thì heo con dễ bị
tiêu chảy và tỷ lệ chết cao. Lý do là khả năng tiết sữa của chúng kém. Cộng với
việc heo còi lực bú yếu hoặc vú bị đau khiến heo từ chối cho con bú. Chính vì vậy,
chỉ nên để hậu bị nuôi heo con của mình. Nếu cần ghép bầy thì chỉ gửi heo con lớn.
Theo pigpeople.net
Các tin khác :
Nuôi dưỡng heo hậu bị
(7/6/2024)
Ổn định đàn nái sinh sản
(7/6/2024)
Heo nái hậu bị không lên giống
(7/10/2021)
Khắc phục tình trạng năng suất sinh sản giảm
(28/9/2021)
Thụ tinh nhân tạo
(30/8/2021)
Tăng năng suất nái phối
(28/6/2021)
Thụ tinh qua cổ tử cung
(10/6/2021)
Hỗ trợ nái tơ lên giống
(16/3/2021)
Nái nuôi con kém
(23/12/2020)
Các biện pháp giúp thụ tinh nhân tạo thành công
(17/11/2020)
Quản lý ngày nái đẻ (phần 2)
(28/10/2020)
Quản lý ngày nái đẻ (phần 1)
(27/10/2020)
Quản lý nái cao sản
(17/4/2020)
|
loading...
|
loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|