Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Thông Tin Chăn Nuôi
> Thông Tin Chăn Nuôi
7/3/2010 10:26:11
Kiến thức về Mycotoxin/ Knowledge of mycotoxin

Quản lý Mycotoxin trong sản phẩm chăn nuôi

Bất kể vào thời gian nào, thức ăn chăn nuôi luôn có khả năng nhiễm độc Mycotoxin ở những mức độ khác nhau. Các mức độ thay đổi từ cao đến thấp với biên độ hoạt động rất rộng của những độc tố cụ thể.

Nếu một độc tố được tìm thấy, có rất nhiều khả năng các độc tố khác cũng đang hiện diện.

 Mycotoxin là những độc chất tự nhiên sản sinh bởi nhiều loại nấm mốc khác nhau và thường được tìm thấy trong thức ăn chăn nuôi. Trong khi nấm mốc – những tế bào sống – có thể bị tiêu diệt bằng các phương pháp cụ thể như: nhiệt độ, a-xít... thì Mycotoxin lại là những độc chất hóa học rất bền vững gần như không thể hủy bỏ được trong điều kiện môi trường bình thường.

Mycotoxin luôn luôn hiện hữu trong thức ăn chăn nuôi từ trước đến nay, nhưng những tác hại của chúng ngày càng được nhận diện rõ ràng hơn do nhiều lý do. Những thử nghiệm mới trong phân tích hạt ngũ cốc cho phép chúng ta xác định được độc tố ở mức độ cực kỳ thấp mà trước đây không thể phát hiện được. Người ta có thể phát hiện ra nhiều loại Mycotoxin với tỷ lệ ppm (1/1.000.000), thậm chí ppb (1/1.000.000.000). Để dễ hiểu, chúng ta có thể hình dung như sau: ppm tương đương với một hạt bắp trong 14 giạ, ppb tương đương với tỷ lệ một giây trên 31 năm.

Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng sự quan ngại đối với Mycotoxin. Các kỹ thuật nông nghiệp như không cày xới đất hoặc ủ rơm rạ có thể làm tích lũy các bào tử nấm, dẫn tới sự gia tăng hàm lượng

Mycotoxin. Quan trọng hơn hết, đó là chúng ta đang áp dụng những phương pháp chăn nuôi cao sản nhằm tạo năng suất cao, chính điều này đang gây sức ép (stress) lên vật nuôi cùng với nhiều loại tác động không tốt từ môi trường, các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả Mycotoxin, chắc chắn sẽ gây ra nhiều bệnh lý lâm sàng kéo theo các thiệt hại đáng kể về kinh tế.


Mycotoxin ở mức độ nào thì chúng ta cần phải quan tâm?

Mỹ và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những giới hạn nghiêm ngặt về hàm lượngg đốii với một số loại Mycotoxin cụ thể, các giới hạn này có thể thay đổi tuỳ theo từng loại vật nuôi , từng lưá tuổi , và từng nhóm sản phẩm .Hội đồng Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp đã định danh được khoảng 30.000 loại Mycotoxin mà hầu hết trong số đó, chúng ta hiện không có những thử nghiệm thích hợp để định lượng. Aflatoxin, Zearalenone, Vomitoxin (DON) và Fumonisin là những độc tố được nghiên cứu rộng rải nhất và  thể định lượng được. Tuy nhiên , hầu hết nhữngg công trình đã được công bố chỉ nghiên cưú trên từn g Mycotoxin riêng lẻ với các độc tố nguyên chất. Một phát hiện nhất quán từ những cơn bộc phát bệnh do Mycotoxin cho thấy lượng độc tố tìm thấy trong thức ăn chăn nuôi nhỏ hơn rất nhiều lần so với độc tố nguyên chất được nghiên cứu từ phòng thí nghiệm mà vẫn gây ra những ảnh hưởng lâm sàng trên thú. Nguyên nhân giải thích cho sự khác biệt này là độc lực của Mycotoxin trong điều kiện tự nhiên không hoàn toàn giống với đơn độc tố nguyên chất trong phòng thí nghiệm. Điều kiện tự nhiên thường sản xuất ra đa độc tố và tác động cộng hưởng giữa những Mycotoxin khác nhau dẫn đến sự gia tăng độc lực. Sự phơi nhiễm Mycotoxin trong chăn nuôi gia súc rất khó kiểm soát. Thông thường, đa độc tố xuất hiện trong khẩu phần ăn của vật nuôi sẽ dẫn đến những ảnh hưởng lâm sang thậm chí ở hàm lượng rất thấp. Như trên đã nói, một điều rõ ràng là Total Toxin Load - Tổng Lượng Đa Độc Tố trong khẩu phần thức ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra những ảnh hưởng lâm sang trên vật nuôi. Do đó, việc thử nghiệm một hay vài Mycotoxin là rất quan trọng. Điều này có thể xem như một chỉ dẫn cần thiết cho thấy sự hiện diện của độc tố và các ảnh hưởng lâm sàng có thể có. Thêm vào đó, sự ức chế miễn dịch do ảnh hưởng gián tiếp của Mycotoxin chẳng hạn, có thể làm bùng phát dịch bệnh liên quan với các vi khuẩn thông thường như: E.coli, Salmonella... và các virus như: AI, BVDV, PRRS...).


Những ảnh hưởng của đa độc tố lên vật nuôi

Sự tác động trên sức khỏe của các độc tố khác nhau, quan trọng hơn hết là sự kết hợp của nhiều độc

tố, thay đổi tùy theo giống vật nuôi. Thường thì chúng làm giảm sản lượng sữa, thịt và trứng, giảm khả năng tiêu thụ thức ăn, suy yếu hệ miễn dịch, khả năng sinh sản và làm tổn hại gan. Thuật ngữ “clinical effect” (ảnh hưởng lâm sàng) được dùng để mô tả những dấu hiệu nêu trên cùng những triệu chứng thường thấy khác và các dấu hiệu bệnh tật của vật nuôi. Không có nghĩa hễ có độc tố là có biểu hiện lâm

sàng trên vật nuôi. Những triệu chứng lâm sàng xuất hiện là kết quả của sự tương tác giữa vật nuôi, môi

trường sống của nó và các tác nhân hay độc tố gây bệnh. Ví dụ, một con vật có khả năng chịu đựng được hàm lượng độc tố cao hơn khi được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt, sạch sẽ và không có nhiều sức ép trên năng suất. Ngược lại trong môi trường ẩm thấp, dơ bẩn hoặc nuôi cao sản thì nó sẽ dễ nhiễm bệnh hơn.Đàn vật nuôi là tập hợp của nhiều con vật với khả năng đề kháng khác nhau, thậm chí khi tất cả cùng nhiễm độc tố thì sức chịu đựng của chúng cũng hoàn toàn khác nhau. Nhìn chung, những con chưa trưởng thành có nguy cơ nhiễm bệnh nhiều hơn những con đã trưởng thành.

Số lượng vật nuôi trong đàn có biểu hiện lâm sàng thay đổi tùy vào lượng độc tố phơi nhiễm. Thông thường, khi lượng TTL (Total Toxin Load) gia tăng thì số con thể hiện các dấu hiệu bệnh lâm sàng cũng

tăng. Điều đó có nghĩa là, khi TTL vượt quá một mức độ nào đó, tình trạng bệnh lý trở nên đặc biệt trầm

trọng (Hình 2).

Ảnh hưởng của TTL có thể không đáng kể ở những hàm lượng thấp, nhưng khi vượt một mức độ cụ thể, thành tích của tổng đàn sẽ sụt giảm. Mức TTL kể trên được gọi là MỨC ĐỘ CẦN CAN THIỆP (Management Intervention Point – MIP). MIP không luôn luôn giống nhau cho tất cả các đàn ở mọi thời điểm. MIP tùy thuộc vào khả năng đề kháng của thú và tình trạng bị phơi nhiễm. Môi trường cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi sức đề kháng của thú. Xác định MIP và bổ sung ngay một chương trình kiểm soát là vô cùng quan trọng nhằm tối thiểu hóa những ảnh hưởng tiêu cực của Mycotoxin đối với đàn gia súc hay gia cầm mà vẫn đảm bảo được hiệu quả kinh tế. Để tối ưu hóa thành tích vật nuôi, người chăn nuôi cần ngăn ngừa những ảnh hưởng lâm sàng lan rộng trên đàn vật nuôi của mình. Sự can thiệp này là cần thiết để đảm bảo mức TTL bên dưới mức MIP. Thời điểm và phương thức can thiệp tùy thuộc vào những nhân tố tổng hợp đã đề cập ở trên như: sức ép trong sản xuất (cai sữa, mái đẻ...), TTL, và khả năng chịu đựng độc tố của đàn.

Trong bài viết này, TTL được định nghĩa là sự tổng hợp của tất cả các Mycotoxin nhận diện được và cả chưa nhận diện được trong toàn bộ khẩu phần thức ăn của vật nuôi. Nó bao gồm tất cả những chất cô đặc, thức ăn thô và premix tạo nên khẩu phần ăn hàng ngày của thú. Ý nghĩa của sự kiểm soát là đặc biệt quan trọng vì TTL rất khó xác định chính xác tại một thời điểm cụ thể.

Hình 3 mô phỏng các kết hợp khác nhau từ 4 loại Mycotoxin với các mức độ khác nhau. Ở mức MIP đã

được xác định, trường hợp 1 và 4 có TTL dưới mức MIP và đàn không có các biểu hiện bệnh lý đáng quan ngại. Trái lại, trường hợp 2, 3, 5 có TTL cao hơn MIP và gây ra các tổn thất đáng kể trên đàn. Trong 3 trường hợp nêu trên, chương trình kiểm soát độc tố là tối cần thiết để hạn chế thiệt hại. Nên lưu ý rằng trường hợp 2 và 3 là hỗn hợp đa độc tố, trong khi trường hợp 5 chỉ gồm một loại độc tố. Mục đích của chương trình quản lý là làm hạ thấp TTL dưới mức MIP. Do vậy, việc loại bỏ hoàn toàn một loại độc tố không quan trọng bằng việc giảm thiểu thậm chí mỗi loại một ít sao cho TTL thấp hơn MIP là đã đem lại hiệu quả. Lưu ý rằng MIP không hoàn toàn giống nhau ở mọi trại chăn nuôi, ở các mùa vụ khác nhau, với các mục đích nuôi khác nhau. Một kết luận không kém phần quan trọng nữa đó là, việc không phát hiện được một loại độc tố cụ thể, hoặc hàm lượng của độc tố cụ thế ấy ở trong mức cho phép không đồng nghĩa với việc tổng đàn đã được bảo hộ hoàn toàn.

Một phần hết sức cần thiết trong chương trình quản lý Mycotoxin là việc quản lý tốt từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến vận chuyển và bảo quản. Đây là điều cơ bản để giảm thiểu khả năng nhiễm độc Mycotoxin và sự phát triển của nấm mốc. Trong điều kiện thời tiết khí hậu bất lợi như quá khô, quá ẩm hoặc ngũ cốc bị hư hại, một chương trình cảnh báo bằng các thử nghiệm Mycotoxin có thể giúp ích rất nhiều. Trong trường hợp đó, việc đưa vào trong thức ăn các chất hấp phụ độc tố mang lại nhiều lợi ích. Không những duy trì thành tích, chúng còn tăng hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh và vắc xin.


Kết luận

Tuy luôn luôn hiện diện trong thức ăn chăn nuôi ở các mức độ khác nhau, hàm lượng đa độc tố rất khó được xác định chính xác. Đây không phải là vấn đề cho người chăn nuôi nếu hàm lượng độc tố thấp và không có nhiều yếu tố gây stress cho vật nuôi. Ngược lại, áp lực năng suất cao sẽ làm giảm khả năng chịu đựng của thú đối với vi khuẩn, dịch bệnh và độc tố. Hậu quả thấy rõ là những bệnh lý lâm sàng dẫn đến thiệt hại về lợi nhuận.

Do sự dao động của cả hai yếu tố: 1. khả năng chịu đựng của thú đối với độc tố, 2. hàm lượng độc tố chịu ảnh hưởng nhiều từ môi trường, khí hậu, cách bảo quản thực phẩm..., chiến lược quản lý hiệu quả nhất có thể làm là thêm vào trong thức ăn một lượng chất hấp phụ để làm giảm TTL dưới mức quan ngại trong cơ thể thú khi hiện diện nguy cơ từ Mycotoxin.

Hình 4 cho thấy cách kiểm soát TTL ở giới hạn antoàn.

Bạn hãy liên lạc với chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ thú y hoặc nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi để được tư vấn và cung cấp thêm thông tin về các phương cách quản lý Mycotoxin hiệu quả cho từng điều kiện chăn nuôi và vật nuôi của bạn.

Ron Cravens- Thạc sĩ khoa học, Bác sĩ thú y

Biên dịch: Heo Team

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 




Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter