Thông Tin Chăn Nuôi
> Thông Tin Chăn Nuôi
14/11/2016 15:35:58
So sánh khả năng tiêu hóa năng lượng và chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của nái và heo choai
![]() Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm dinh dưỡng dạ dày đơn Hans H. Stein tại Đại học Illinois cho thấy, so với heo choai thì khả năng tiêu hóa chất xơ của nái mang thai không có khác biệt. Khả năng tiêu hóa năng lượng và protein ở nái cao hơn so với heo choai.
Kết quả thí nghiệm ở châu Âu đã chỉ ra rằng, tổng mức tiêu hoá (ATTD) năng lượng và dinh dưỡng thô ở ruột, cũng như hàm lượng năng lượng tiêu hóa (DE) và biến dưỡng (ME) trong thức ăn của heo nái mang thai gần với nhu cầu của nái hơn so với trong thức ăn của heo thịt được cho ăn tự do. Tuy nhiên, không có báo cáo ở Bắc Mỹ về việc so sánh tiêu hóa năng lượng và chất dinh dưỡng ở nái và heo choai. Do đó, một thử nghiệm đã được tiến hành để so sánh tỷ lệ tiêu hóa năng lượng và chất dinh dưỡng. Mục tiêu thứ hai là để phát triển phương trình dự đoán khả năng tiêu hóa năng lượng và chất dinh dưỡng ở nái từ những dữ liệu thu được từ heo choai. Thiết kế thử nghiệm Tổng cộng có 88 nái mang thai (lứa thứ 2 – thứ 6) và 88 heo đực thiến có trọng lượng trung bình ban đầu là 40,1kg được đưa vào thử nghiệm. 11 khẩu phần ăn được xây dựng: 3 khẩu phần ăn được xây dựng dựa trên các loại ngũ cốc bắp, lúa miến và lúa mì; 8 khẩu phần ăn còn lại được dựa trên sự kết hợp của bắp và một trong tám thành phần khác. Bốn trong số các thành phần là các nguồn protein thực vật phổ biến: bã đậu nành, cải dầu, DDGS thông thường (DDGS-CV) và DDGS ít chất béo (LF-DDGS). Bốn thành phần khác nữa là các thành phần có hàm lượng chất xơ cao: bã ngô mầm (corn germ meal), cám bắp, lúa mì tấm và vỏ đậu tương. Nái và heo choai được cho ăn khẩu phần ăn tương tự. Thức ăn được cung cấp 2 lần như nhau/ngày, với năng lượng tổng số gấp 1,5 và 3,4 lần tương ứng với nhu cầu năng lượng ước tính để duy trì thể trạng cho nái mang thai và heo choai. Mẫu phân và nước tiểu được thu thập và phân tích để tính toán ATTD của năng lượng thô (GE), protein thô (CP), chất xơ a-xít (ADF), chất xơ trung tính (NDF) và hàm lượng của DE và ME trong mỗi khẩu phần ăn. Heo nái tiêu hóa năng lượng và protein thô tốt hơn so với heo choai Ở tất cả các khẩu phần ăn ngũ cốc, ATTD của GE và CP; hàm lượng của DE và ME, đều lớn hơn (P <0,05) ở nái mang thai so với heo choai (Bảng 1). Và tỷ lệ ME : DE cũng cao hơn ở nái mang thai. ![]() Đối với khẩu phần ăn có chứa thành phần protein, ATTD của GE và CP và giá trị của DE cao hơn (P <0,05) ở nái so với heo choai (Bảng 2). Không có sự khác biệt về ME hoặc tỷ lệ ME : DE giữa nái và heo choai. ![]() Đối với khẩu phần ăn nhiều chất xơ, ATTD của CP và tỷ lệ ME: DE lớn hơn (P <0,05) ở nái mang thai (Bảng 3), trong khi đó ATTD của GE cao hơn (P <0,05) ở nái được cho ăn khẩu phần có chứa lúa mì tấm hoặc vỏ đậu tương so với heo choai; nhưng không có sự khác biệt giữa nái và heo choai khi được cho ăn khẩu phần có chứa bã ngô mầm hoặc cám bắp. Hàm lượng DE và ME trong khẩu phần ăn có chứa lúa mì tấm và vỏ đậu tương lớn hơn (P <0,05) ở nái mang thai so với heo choai, nhưng không có sự khác biệt về giá trị DE và ME giữa nái và heo choai được cho ăn khẩu phần có chứa bã ngô mầm hoặc cám bắp. ![]() Kết quả về khả năng tiêu hóa chất xơ ATTD của ADF thì cao hơn (P <0,05) ở heo choai ăn khẩu phần ăn lúa mì, bã đậu tương hoặc bã ngô mầm so với nái mang thai. ATTD của NDF (P <0,05) cao hơn ở heo choai được cho ăn khẩu phần ăn lúa mì hoặc cải dầu so với nái mang thai. ATTD của ADF cao hơn (P <0,05) ở nái ăn khẩu phần có vỏ đậu tương so với heo choai. ATTD của NDF (P <0,05) cao hơn ở nái được cho ăn khẩu phần có chứa bắp, DDGS-CV và vỏ đậu tương. Không có sự khác biệt giữa nái và heo choai về ATTD của ADF trong khẩu phần ăn có chứa bắp, lúa miến, cải dầu, DDGS-CV, LF-DDGS, cám bắp hoặc lúa mì tấm. Không có sự khác biệt về ATTD của NDF giữa nái và heo choai được cho ăn khẩu phần có chứa lúa miến, bã đậu nành, LF-DDGS, ngô mầm, cám bắp hoặc lúa mì tấm. Kết quả nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, nái có thể sử dụng chất xơ hiệu quả hơn so với heo choai vì đường ruột của heo nái lớn hơn nên cho phép quá trình lên men chất xơ xảy ra mạnh hơn. Thí nghiệm này đã không xác nhận sự khác biệt đó. Một lý do có thể là cả nái và heo choai đã được cho thích ứng với khẩu phần ăn trong 20 ngày trước khi bắt đầu thu thập mẫu phân. Trong thời gian này có thể heo choai đã thích nghi với chất xơ nhờ vào việc gia tăng kích thước phần ruột sau, cũng như quá trình lên men. Dự đoán khả năng tiêu hóa ở nái từ những dữ liệu thu được ở heo choai ATTD của GE và CP, và DE của nái mang thai có thể được dự đoán từ các dữ liệu thu được ở heo choai bằng cách sử dụng các phương trình sau đây: ATTD của GE, % 22.7553 + 0.7506*ATTDGEpig R2 = 0.78 ATTD của CP, % 27.2137 + 0.7232*ATTDCPpig R2 =0.72 DE, kcal/kg DM 911.57 + 0.7727*DEpig R2 = 0.78 Phương trình dự đoán cũng được xây dựng cho ATTD của ADF, NDF và ME cho nái mang thai. Tuy nhiên, các giá trị R2 tương ứng cho các phương trình là 0,55, 0,36 và 0,54. Những điểm chính Độ tiêu hóa biểu kiến tổng của năng lượng và protein thô, cũng như giá trị năng lượng tiêu hóa và biến dưỡng quan sát được ở nái mang thai lớn hơn các giá trị ghi nhận được ở heo choai. Độ tiêu hóa biểu kiến của chất xơ ở nái mang thai không có sự khác biệt so với heo choai đối với hầu hết các thành phần nguyên liệu. Các ATTD của GE và CP, và DE ở nái mang thai có thể được dự đoán từ các giá trị thu được ở heo choai. Biên dịch: heo.com.vn Theo thepigsite
Các tin khác :
![]() ![]() ![]() |
![]() loading...
![]() |
![]() ![]() loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|