Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Thông Tin Chăn Nuôi
> Thông Tin Chăn Nuôi
17/12/2018 15:13:37
Thực hành quản lý tốt nái hậu bị
Heo nái hậu bị sức khỏe tốt được biết đến với hiệu suất tăng trưởng tốt - lứa đẻ nhiều heo con khỏe mạnh và đảm bảo tốc độ tăng trưởng hiệu quả. Quản lý heo nái hậu bị thích hợp và đảm bảo luôn có nhóm nái hậu bị sẵn sàng phối giống là chìa khóa thành công trong chăn nuôi.


Để có lứa heo con khỏe mạnh từ những heo nái hậu bị tốt thì đòi hỏi một chiến lược tốt.

Việc kiểm soát sức khỏe của heo, mức độ quản lý và ghi chép có hệ thống là những công cụ cần thiết để có được một chiến lược giao phối thành công khi ghép heo hậu bị vào bất kỳ đàn nái nào.

Tình trạng sức khỏe tốt

Tình trạng sức khỏe của đàn gia súc đóng một vai trò quan trọng đối với việc khai thác tiềm năng di truyền của con vật như thế nào - điều này được áp dụng chủ yếu đối với mức tăng trọng hàng ngày, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và tuổi thọ của chúng. Do đó tình trạng sức khỏe là rất quan trọng.

Để đảm bảo một tình trạng sức khỏe tốt khi đưa heo nái hậu bị mới vào, sau đây là một vài lưu ý:
  • Ghép heo hậu bị có tình trạng sức khỏe tương tự - không nhiều hơn hoặc kém hơn so với đàn nái.
  • Heo hậu bị mới cần được cách ly kiểm dịch nhằm kiểm tra xem chúng có bị nhiễm bệnh hay không trước khi nhập vào đàn nái.
  • Các khu vực cách ly kiểm dịch phải được cách biệt với đàn nái và không được tiếp xúc với đàn nái hoặc nhân viên từ các đàn nái. Khu vực kiểm dịch cũng cần có hệ thống thông gió riêng biệt, hệ thống cho ăn và hệ thống xử lý chất thải riêng.
  • Các khu vực kiểm dịch phải thực hiện cùng vào/cùng ra. Làm sạch và khử trùng các khu vực giữa mỗi lô heo nái hậu bị.
  • Cần có một chiến lược tiêm chủng cho nái hậu bị phòng chống lại bệnh đang hiện diện trong đàn nái.
  • Heo hậu bị nên được cách ly trong 8 tuần. Khi sử dụng vắc-xin sống PRRS, thời gian cách ly có thể lên đến 12 tuần. Heo hậu bị mới có thể được giới thiệu đến các đàn nái bệnh bằng cách ghép chung với nhau, nhưng phương pháp này là không an toàn và khuyến nghị là nên tiêm chủng cho các heo nái hậu bị thay thế.
  • Nhân viên cần ra vào ô chuồng heo hậu bị hàng ngày để cho đàn nái làm quen dần với heo hậu bị mới.
Cho heo hậu bị ăn

Khi cho heo nái hậu bị đến thời điểm giao phối ăn, cần đảm bảo chúng đạt đồng đều về trọng lượng, độ dày mỡ lưng, sức khỏe đường ruột và chân móng đều tốt. Để đảm bảo sự phát triển và sinh sản tối ưu cho nái hậu bị, chiến lược cho hậu bị ăn nên được theo dõi:
  • Thức ăn cho nái hậu bị nên được cung cấp sao cho tất cả heo trong chuồng có thể đến ăn cùng một lúc, đảm bảo sự tăng trưởng đồng đều.
  • Heo nái khoảng 60kg, mức tăng trọng/ngày khuyến nghị là 700 - 900 g/ngày.
  • Heo nái khoảng 90kg, nên cung cấp khẩu phần ít protein hơn so với khẩu phần trong giai đoạn cho con bú nhằm tăng độ dày mỡ lưng cho nái khi phối giống.
  • Nếu heo nái hậu bị không đồng đều về trọng lượng, có thể tăng thêm hàm lượng chất xơ trong khẩu phần hoặc cung cấp thêm rơm để kéo dài thời gian nái ăn và giúp heo nái hậu bị đồng đều hơn về trọng lượng.
  • Heo nái hậu bị có sức khỏe hệ tiêu hóa tốt bằng cách sử dụng thức ăn tự trộn với kích thước hạt to hoặc thức ăn dạng viên.
  • Khẩu phần nên bao gồm 10 - 20% lúa mạch.
Quản lý và phát hiện lên giống

Với một chiến lược giao phối tốt, đảm bảo một số heo nái hậu bị theo từng đợt phối và khai thác tối ưu các ô chuồng đẻ. Để có được một chiến lược giao phối thành công, điều quan trọng là cần phải ghi chép một cách hệ thống, tuổi tác và thời gian động dục của tất cả heo nái hậu bị. Lưu ý rằng heo nái hậu bị có sức khỏe tốt thường bắt đầu kỳ động dục đầu tiên lúc 6 - 7 tháng tuổi:
  • Để gây động dục, có thể gây tác động đến heo hậu bị theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như di chuyển chúng, cho chúng làm quen với heo hậu bị khác và heo nọc hàng ngày. Biện pháp này phải được tiến hành ở cùng một thời điểm - đa số heo nái hậu bị sẽ động dục lần đầu tiên khoảng 5 - 10 ngày sau đó.
  • Heo nái hậu bị có thể được cho tiếp xúc với heo đực mỗi ngày, vào lúc 6 tháng tuổi. Heo đực phải được tối thiểu là 10 tháng tuổi. Heo hậu bị phải được tiếp xúc với heo đực trong khoảng 10 - 15 phút mỗi lần, một hoặc hai lần mỗi ngày. Heo hậu bị và heo đực phải có tiếp xúc mũi với nhau và tốt nhất là được đặt trong cùng một ô chuồng, nhưng điều này đòi hỏi một ô chuồng rộng có đủ không gian cho cả hai.
  • Phát hiện động dục dựa trên sự quan sát những dấu hiệu ở heo hậu bị như: âm hộ sưng và đỏ, tăng sự tò mò và tình trạng nhảy chồm lên các con heo cái khác. Đánh giá cuối cùng là ngồi trên lưng của heo nái hậu bị.
  • Ghi lại số lượng và tuổi của heo hậu bị khi chúng động dục lần đầu. Bổ sung cho việc ghi chép với việc sử dụng mã màu - một màu sắc khác nhau cho mỗi tuần.
  • Cung cấp thêm thức ăn cho hậu bị trong ít nhất 7 ngày trước khi giao phối, lượng thức ăn khoảng 3,5 kg/ngày.
  • Phối giống hậu bị lần đầu tiên ở lần lên giống thứ hai, ở độ tuổi khoảng 230 - 260 ngày tuổi. Biện pháp này có thể làm tăng thêm 1 heo con/ lứa so với khi thực hiện phối hậu bị ở lần lên giống đầu tiên. Việc phối giống hậu bị lần đầu tiên ở lần lên giống thứ ba không làm tăng thêm số heo con được sinh ra.
  • Heo hậu bị phải được phối hai lần: Lần đầu tiên ngay sau khi phát hiện dấu hiệu lên giống và sau đó là trong buổi sáng của ngày hôm sau. Khi phối giống hậu bị, cần chú ý cẩn thận khi đưa và đặt ống dẫn tinh vào trong tử cung hậu bị. Nên cho heo nọc tiếp xúc mũi với nái hậu bị đang được phối giống.
  • Hết sức chú ý để không bỏ lỡ các dấu hiệu lên giống ở hậu bị trong lần đầu tiên hoặc lần thứ hai, vì ở lần lên giống thứ ba các dấu hiệu sẽ khó phát hiện hơn.
  • Nếu có nhiều heo nái hậu bị đã sẵn sàng cho phối giống hơn số lượng cần thiết, những heo hậu bị trẻ nhất trong nhóm có thể để chờ cho đến lần động dục tiếp theo, vào khoảng 3 tuần nữa.
  • Heo nái hậu bị cần ít nhất 150 lux tại ô chuồng trong 16 giờ.
Khu chuồng nái mang thai

Chăn nuôi thành công đòi hỏi một chiến lược tốt chuẩn bị cho hậu bị trong giai đoạn mang thai. Việc đưa nái hậu bị vào ô chuồng mang thai là vô cùng quan trọng, cần tránh gây stress hoặc tổn thương cho hậu bị. Điều chủ yếu là phải để cho nái hậu bị hình thành nên thứ bậc trong yên tĩnh và có thể kiểm soát được. 3 ngày đầu tiên rất quan trọng, đôi khi cần áp dụng các biện pháp quản lý nhằm kiểm soát các cuộc chiến giữa nái hậu bị nhằm thiết lập vị trí trong đàn:
  • Heo nái hậu bị phải là một phần của một nhóm ổn định ít nhất khoảng 10 con, khi chúng được đưa vào đàn nái mang thai.
  • Việc đưa nái hậu bị vào ô chuồng với các nái khác phải diễn ra vào khoảng thời gian yên tĩnh trong ngày, khi mà tất cả nái trong ô chuồng đó đều đã được cho ăn. Có thể cung cấp thêm thức ăn và rơm vào ngày đưa nái hậu bị mới vào.
  • Nếu thức ăn được cung cấp trong một máng ăn dài hoặc trên sàn, heo nái hậu bị nên được nuôi với những heo hậu bị khác hoặc heo nái trẻ hơn để đảm bảo lượng thức ăn ăn vào.
  • Heo nái hậu bị phải được ghép vào nhóm nái mang thai ngay sau khi giao phối hoặc 4 tuần sau khi giao phối.
  • Heo hậu bị đã được ghép trong nhóm ổn định với các heo khác, phải được ghép vào ô chuồng 2 ngày trước heo nái.
  • Dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc heo trong 3 ngày đầu tiên để xác định heo hậu bị nào có nhu cầu đặc biệt.
Trong ngắn hạn - việc kiểm soát sức khỏe tốt, quản lý tốt và ghi chép có hệ thống đóng một vai trò quan trọng trong việc làm thế nào để khai thác tốt nhất tiềm năng di truyền của heo nái hậu bị. Thực hiện theo những hướng dẫn trong việc ghép nhóm heo hậu bị mới vào đàn nái, chúng ta đang thực hiện tốt con đường dẫn đến chăn nuôi thành công, trên một nền tảng vững chắc.

(Trích Ấn phẩm Chăn Nuôi Heo vol.85, tháng 9/2016)




Các tin khác :
Trang:   1  2  3  
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter