Thông Tin Chăn Nuôi
> Thông Tin Chăn Nuôi
11/8/2017 08:59:32
9 loại protein thay thế bã đậu nành trong thức ăn chăn nuôi
Liệu có thể giảm sự phụ thuộc vào đậu nành bằng các nguồn protein thay thế (mỗi loại đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng)?
Việc vận chuyển nguyên liệu, ví dụ như đậu nành, từ Nam Mỹ, cũng như việc tàn phá hệ sinh thái, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Tương tự đối với bột cá (giá cả và việc vận chuyển cung cấp). Vì vậy, liệu chúng ta có thể sản xuất protein gần nhà hơn, một cách bền vững và kinh tế? Bài viết tập trung vào 9 nguồn protein thay thế bã đậu nành có thể được sử dụng trong khẩu phần của heo. Một số loại protein như bột hướng dương, cải dầu và bã ngũ cốc chưng cất (DDGS), có thể được sử dụng phổ biến hơn. Đậu Hà Lan, đậu và đậu Lupin được sử dụng ở một số khu vực, tuy nhiên có thể được phát triển rộng rãi hơn. Bột côn trùng, Lenma protein và các loại tảo, đang tiếp tục được nghiên cứu nhưng hứa hẹn khả năng cung cấp nguồn protein chất lượng cao cho heo. Bã hạt hướng dương Hoa hướng dương chủ yếu được khai thác để lấy dầu; sau đó, bã của chúng có thể được sử dụng trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi cho heo. Hạt hướng dương nguyên có hàm lượng protein khoảng từ 23%, sau khi chưng cất dầu hàm lượng protein trong bã lên đến 40%. Với giá cả phù hợp, có thể bổ sung đến 20% bã hướng dương, thay thế cho 50% bã đậu nành trong khẩu phần, giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, độ tiêu hóa protein trong bã hướng dương là một vấn đề trở ngại, do sự hiện diện của các hợp chất phenolic. Đây là lý do tại sao bã hướng dương không được khuyến khích cho heo con. Bã hạt cải dầu Bã hạt cải dầu chứa khoảng 41 – 43% protein. Yếu tố kháng dinh dưỡng (ANFs) trong bã cải dầu là một trở ngại. Tuy nhiên, việc nhân giống đã giúp phát triển cây trồng có nồng độ glucosinolate thấp, giảm được lượng a-xít erucic. Khẩu phần giới hạn cho heo con thường ở mức 5% và có thể lên đến 25% cho heo trưởng thành mà không gây ảnh hưởng đến năng suất. DDGS DDGS là sản phẩm từ ngành công nghiệp rượu và nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ ngô hoặc lúa mì. Với hàm lượng protein từ 30 – 40%, DDGS có tiềm năng rất lớn để thay thế đậu nành trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, việc tìm kiếm nguồn DDGS phù hợp trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi là một thách thức. Chất lượng dễ bị thay đổi và khả năng nhiễm độc tố nấm mốc, vì vậy việc sử dụng cần phải thận trọng. Hiện nay, hàm lượng khuyến cáo là từ 20% cho heo choai và có thể lên đến 50% ở heo trưởng thành. Bã dừa Bã dừa có hàm lượng protein khoảng 20 – 25%, sản xuất chủ yếu là ở châu Á nên có chi phí khá thấp. Tuy nhiên, bã dừa lại có nhiều chất xơ và ít a-xít amin thiết yếu. Bên cạnh đó, do có chứa mannan và glactomannan, việc sử dụng bã dừa chỉ hạn chế khoảng 5 – 25% và tăng cùng với độ tuổi của vật nuôi. Đậu và đậu Hà Lan Có rất nhiều loại đậu và đậu Hà Lan phù hợp với các kiểu khí hậu khác nhau: từ đậu tằm châu Âu đến đậu chickpeas châu Á. Đây là những lựa chọn thay thế đầy hứa hẹn ở những vùng không phù hợp trồng đậu nành. Đậu có hàm lượng protein khoảng 25% và nhiều a-xít amin thiết yếu, mặc dù hàm lượng methionine tương đối thấp. Các loại đậu thường được trồng luân phiên với các loại cây trồng khác do khả năng cố định đạm. Các loại đậu này có chứa yếu tố kháng dinh dưỡng (ANFs), ví dụ như đậu Hà Lan có chứa chất ức chế protease, lectines và phytate, trong khi đó các loại đậu khác có mức tannin và alkaloid cao. Cả hai đều có thể loại bỏ nếu có quy trình xử lý, micron hóa. Lupin Lupin cũng là một cây họ đậu, nhưng với hàm lượng protein cao (35%). Giống Lupin có hàm lượng alkaloid thấp thích hợp nhất cho thú dạ dày đơn, còn giống Lupin trắng thì có thể sử dụng trong thức ăn cho động vật nhai lại. Vỏ hạt đậu Lupin dày, xơ, nếu loại bỏ được sẽ làm tăng thêm hàm lượng protein. Hiện đã có sự quan tâm phát triển đậu Lupin ở châu Âu, dinh dưỡng của nó có thể so sánh với đậu nành. Nước Úc có nhiều kinh nghiệm về sử dụng loại cây trồng này trong chăn nuôi và đây là nhà sản xuất lớn nhất. Thử nghiệm cho thấy, Lupin có thể được sử dụng trong khẩu phần cho heo từ 10 – 30% tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn của vật nuôi. Bột côn trùng Loài côn trùng hiện nay đang được nghiên cứu là ruồi đen - Black soldier fly (Hermetica illucens), ruồi ở nhà (Musca domestica) và giống sâu vàng - yellow mealworm (Tenebrio molitor). Quy trình sản xuất quy mô lớn đang được phát triển bởi một số công ty; và các thử nghiệm cho khẩu phần đang được tiến hành. Chất thải hữu cơ được sử dụng làm nguồn dinh dưỡng để nuôi ấu trùng. Hàm lượng protein của ấu trùng có khoảng 30 – 70% và có thể được sấy khô. Hàm lượng các a-xít amin nhiều hơn so với nhu cầu cần thiết cho sự phát triển của heo choai và có độ tiêu hóa tốt. Lemna Lemna, thường được gọi là bèo tấm, từ lâu đã được sử dụng cho thức ăn chăn nuôi ở nhiều nơi trên thế giới. Nó chứa hàm lượng protein khá cao (35 – 45%). Lemna được nuôi trồng nhiều, sau đó thu hoạch và sấy khô. Công nghệ chế biến làm tăng nồng độ protein, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt và đáng tin cậy. Một thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hóa protein của bèo tấm (Lemna Protein Concentrate -LPC) ở heo cai sữa đã được thực hiện. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, protein thô và a-xít amin có độ tiêu hóa tốt, với mức tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn (SID) tương ứng là 79,09% và 81,70%. LPC có mức tiêu hoá hồi tràng đối với a-xít amin cao hơn so với bột đậu nành và tương đương với bột cá. Tảo
Triển vọng ngắn hạn và dài hạn Nếu giá cả phù hợp và sẵn có thì bột hướng dương và cải dầu có nhiều khả năng sử dụng trong thức ăn chăn nuôi cho heo. Đối với DDGS, việc tiếp tục nghiên cứu để bổ sung DDGS trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi, kết hợp với các công nghệ khác có thể làm tăng tỷ lệ sử dụng trong khẩu phần. Đối với các loại đậu, việc nhân giống cây trồng giúp cải thiện năng suất, tăng khả năng chống sâu bệnh, cũng như giúp làm giảm chất kháng dinh dưỡng (ANFs). Đối với các nguồn protein mới, giá trị dinh dưỡng cơ bản là tốt, nhưng cần phải xác định độ tiêu hóa của các a-xít amin. Công nghệ chế biến, tách chiết, xử lý để làm tăng giá trị dinh dưỡng. Các sản phẩm chất lượng, nhưng chi phí cao hơn, sẽ có hàm lượng protein cao hơn và chất kháng dinh dưỡng thấp hơn, có thể sẽ phù hợp cho khẩu phần của heo con. Trong điều kiện phát triển bền vững, sử dụng những nguồn protein tại chỗ không chỉ giúp làm giảm chi phí vận chuyển mà còn có lợi cho các nhà sản xuất địa phương. Lợi ích của việc nuôi trồng tảo và Lemna không chỉ là năng suất cao cho mỗi ha (gấp 4 đến 5 lần so với đậu nành) mà chúng còn không cần cạnh tranh đất cho nông nghiệp. Ngoài ra, các loài côn trùng có khả năng biến chất thải hữu cơ thành một nguồn protein chất lượng cao. Biên dịch: heo.com.vn Theo wattagnet
Các tin khác :
Dịch tả heo châu Phi – ASF: Mối nguy cơ lớn nhất cho ngành chăn nuôi toàn cầu. Chúng ta có thể làm gì?
(21/2/2019)
Làm sao để tăng số heo con trong 1 lứa đẻ?
(19/2/2019)
Thực hành quản lý tốt nái hậu bị
(17/12/2018)
Ảnh hưởng của kháng sinh kích thích tăng trưởng trong khẩu phần đơn giản hoặc phức hợp ở heo cai sữa
(11/8/2017)
Sữa cung cấp nhiều dưỡng chất hơn là chỉ có lactose
(15/11/2016)
|
loading...
|
loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|