Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
17/4/2020 01:55:44
Kiểm soát bệnh viêm phổi dính sườn
![]() Nguồn: http://www.koreapork.or.kr/sub03/sub03_2_view.html?Ncode=book&sbookYear=2018&sbookMonth=1
Viêm phổi dính sườn (APP) là bệnh chủ yếu gây
đột tử trên heo thịt khiến các trại gặp thiệt hại rất lớn về kinh tế. Vi khuẩn
gây bệnh viêm phổi dính sườn là Actinobacillus pleuropneumoniae, chúng thường
phát bệnh ở thùy đuôi của phổi. Heo thịt chết do viêm phổi dính sườn. Bệnh viêm phổi dính sườn được báo cáo lần đầu
tiên vào năm 1957, hiện nay bệnh đã lan truyền ra cả thế giới. Hiện nay khuẩn
APP có 15 kiểu huyết thanh, tùy thuộc vào từng kiểu huyết thanh mà khuẩn có độc
lực khác nhau. Phổi bị bệnh APP. Bảng 1: Khả năng gây bệnh của các kiểu huyết
thanh khuẩn APP.
Dưới đây bài viết sẽ trình bày các biện pháp
giúp ngăn chặn tận gốc dịch bệnh APP xâm nhập vào trong trại. Bước 1: Chẩn đoán
thật chính xác (kiểm tra tại các phòng chẩn đoán, thí nghiệm). Bệnh viêm phổi dính sườn có thể được xác định thông
qua ngày tuổi mắc bệnh, triệu chứng lâm sàng, mổ khám. Tuy nhiên để lên được kế
hoạch ngăn chặn tận gốc ta cần có những thông tin sau “thời kỳ nhiễm bệnh”, “xác
định kiểu huyết thanh để lựa chọn vắc-xin”, “kiểm tra kết quả kháng sinh đồ”. Kiểm tra để biết thời kỳ nhiễm bệnh: lấy 5 mẫu
ở mỗi nhóm heo (hậu bị, nái, 40 ngày tuổi, 60 ngày tuổi, trước xuất chuồng) để
kiểm tra. Kit chẩn đoán được sử dụng chính là “IDEXX APP-ApxIV Ab Test”. Kit chẩn
đoán này không dương tính với vi khuẩn vắc-xin mà chỉ cho kết quả dương tính
khi nhiễm trùng. Kiểm tra kiểu huyết thanh: gửi mẫu bệnh phẩm (phổi
heo chết) cho phòng thí nghiệm. Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ: những loại
kháng sinh có hiệu quả với khuẩn APP là ceftiofur, enrofloxacin, florfenicol.
Cũng có trường hợp khuẩn APP kiểu huyết thanh 1 lờn với florfenicol. Để kiểm
tra được chính xác ta nên gửi mẫu bệnh phẩm là phổi heo mắc bệnh. Bước 2: Sử dụng vắc-xin
để tăng cường miễn dịch. Để diệt tận gốc bệnh thì điều quan trọng nhất
là phải ngăn chặn “lây nhiễm dọc” từ nái sang heo con. Để tránh được “lây nhiễm
dọc” thì cần phải chích vắc-xin cho toàn bầy nái. Nên lựa chọn sử dụng vắc-xin biến
độc tố. Auto vaccine thường không có
hiệu quả trên bệnh APP. Để tạo miễn dịch với bệnh APP chủng 1 và 5 thì
trong vắc-xin phải có các kháng nguyên ApxI, ApxII, OMP. Để tạo miễn dịch với bệnh APP chủng 2 thì
trong vắc-xin phải có các kháng nguyên ApxII, ApxIII, OMP. Chương trình vắc-xin được thực hiện như bên dưới: Hậu bị – sau khi nhập nên chích 2 lần mỗi lần cách nhau 3
tuần. Nái – chích 2 mũi (6 tuần và 3 tuần trước đẻ). Heo con – nếu chỉ chích vắc-xin thì khó giảm được tỷ lệ chết
khi chuyển lên trại heo thịt. Nếu trại thịt có vấn đề cần chuyển hết heo, vệ
sinh tiêu độc, giữ khô thật triệt để. Bảng 2:
Các kiểu huyết thanh của bệnh APP và độc tố sản sinh.
Bước 3: Chương
trình sử dụng kháng sinh. Thông qua việc kiểm tra kháng sinh đồ trại sẽ
lên kế hoạch sử dụng kháng sinh thật phù hợp. Phải sử dụng kháng sinh trước 1
tháng khi chuyển hậu bị vào đàn nái hiện hữu. Việc này sẽ ngăn chặn nái thải ra
khuẩn APP, giúp ngăn chặn lây nhiễm dọc cho heo con. Trộn kháng sinh vào cám: trộn thuốc trong vòng
1 tháng với heo hậu bị, mang thai, nái nuôi con. Sau đó, ngoại trừ heo mang thai thì cám của heo hậu bị và
nái nuôi con vẫn tiếp tục trộn thuốc. Sử dụng kháng sinh tiêm: Nái: trước đẻ 5 ngày
và ngày sinh. Heo con theo mẹ: 3
ngày tuổi, 21 ngày tuổi (trường hợp cai sữa sớm thì chích sớm hơn 18 ngày tuổi). Ví dụ: Vắc-xin: Heo hậu bị – khi nhập
chích lần 1, sau đó 3 tuần chích lần 2. Nái – trước đẻ 6 tuần
chích lần 1, trước đẻ 3 tuần chích lần 2. Heo con – chích lần 1
trước khi chuyển trại thịt, chích lần 2 (nên thực hiện khi trại thịt đang áp dụng
làm trống chuồng từng phần). Kháng sinh: Hậu bị và nái nuôi
con: 2 kg florfenicol/tấn cám. Mang thai: 3 kg florfenicol/tấn cám. Nái khi chuyển sang trại
đẻ và ngày đẻ: Ceftiofur + enrofloxacin 10 cc. Chích heo con theo mẹ:
3 và 21 ngày tuổi. Trại sản xuất heo
con có kháng thể âm tính đến trước khi chuyển thịt (áp dụng chương trình điều
trị như trên – kết quả kiểm tra theo “IDEXX APP-ApxIV
Ab Test”. Ngoài ra để kiểm soát tốt bệnh viêm phổi dính
sườn cần cải thiện môi trường nuôi dưỡng, chống gió lạnh lùa, trang thiết bị giữ
ấm cách nhiệt và mật độ nuôi phải thích hợp.
(Theo vol 121)
Các tin khác :
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() loading...
![]() |
![]() ![]() loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|