Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
18/11/2020 08:38:56
Nguyên nhân khiến nái giảm tiết sữa


Chứng mất sữa hay ít sữa sau đẻ thường có tỷ lệ từ 410%. Triệu chứng này thường xuất hiện khi gặp các tình trạng như sốt khi đẻ, không thể nuôi con, nhiễm trùng huyết sau sinh, hội chứng MMA… Khi lượng sữa sản xuất ít thì tốc độ lớn của bầy sẽ chậm và tỷ lệ chết sẽ tăng. Tỷ lệ nái già bị hội chứng MMA thường cao hơn so với nái tơ.

Nguyên nhân:

Có thể do heo mắc phải các bệnh do E. coli, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và Mycoplasma. Hoặc do nái ăn quá nhiều hoặc quá ít, táo bón, nái thiếu vitamin E, thiếu vi chất dinh dưỡng hoặc thiếu hụt nội tiết tố.

Các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng như sưng vú, viêm vú, tiết nhiều dịch nhờn, viêm tử cung, sốt cao, bỏ ăn. Một số trường hợp tổ chức tuyến vú bị sưng, nái bị sốt. pH sữa của nái bình thường từ 6,46,5, nhưng pH sữa của nái bệnh sẽ nằm trong khoảng 77,8. Các vú nằm phía sau thường bị viêm nhiều hơn so với vú nằm ở phía trước, vì các vú phía sau dễ bị thương và lượng máu cung cấp thường không đủ.

Những nái sản xuất ít sữa thường có thân nhiệt cao, ăn cám và uống nước ít (triệu chứng này thường xuất hiện sau đẻ từ 2448 tiếng). Những heo con của nái tiết ít sữa thường có nguy cơ bị tiêu chảy cao (gấp 23 lần so với heo con của nái bình thường).

Chẩn đoán:

Việc phân biệt nguyên nhân do lây nhiễm hoặc không do lây nhiễm là việc không dễ dàng. Khuyến cáo trong vòng 48 tiếng đầu sau khi sinh phải có biện pháp kích thích tuyến sữa của heo (dùng các ngón tay xoa bóp, kích thích tuyến vú nái).

Vú của nái khỏe mạnh sờ vào sẽ có cảm giác mềm, nhưng vú nái bị viêm nhiễm thì khi sờ vào sẽ có cảm giác cứng. Đây cũng là một trong những biện pháp giúp tìm ra nái không tiết sữa.

Dinh dưỡng:

Dinh dưỡng liên quan tới quá trình tiết sữa của nái. Hóoc-mon như progesterone ức chế sản xuất sữa, estrogen ức chế sự thèm ăn. Ở một số nái, lượng progesterone tiết ra sẽ tăng dần trong vòng 48 tiếng đầu sau sinh. Trọng lượng bình quân heo con 3 ngày tuổi của những nái này thấp và tỷ lệ chết cũng cao hơn so với nái bình thường.

Progesterone thường được dự trữ trong các tổ chức mô mỡ. Khoảng 14 ngày cuối kỳ mang thai nên cho nái ăn giới hạn để khắc phục tình trạng mất sữa sau sinh. Ngoài ra táo bón cũng làm heo bị mất sữa, nên bổ sung chất xơ vào khẩu phần của nái. Những nái thuộc giống siêu nạc, nếu cho ăn cám có nguồn năng lượng cao trong vòng 23 tuần thì chúng cũng dễ tích mỡ, tạo áp lực lên tuyến vú khiến tổ chức tuyến vú cứng, lượng sữa tiết ra giảm. Khoảng 1 tuần trước khi sinh nên giảm lượng cám cho ăn xuống khoảng 1,6 kg/ngày. Tùy thuộc vào tình hình mỗi trang trại mà lượng cám cho ăn có thể gia giảm ở mức thích hợp. Tuy nhiên khuyến cáo nên bổ sung chất xơ vào khẩu phần cám và cho ăn dạng lỏng cuối kỳ mang thai.

Ở những trại có tỷ lệ viêm vú và táo bón cao nên cho ăn nhiều bữa trong ngày (3 lần/ngày) và cho ăn dạng lỏng (tỷ lệ nước và cám là 4:1). Giai đoạn mang thai từ 30100 ngày cho ăn tự do, khoảng 2 tuần trước đẻ nên giảm lượng cám cho ăn.

Nguyên nhân không lây nhiễm:

Một số giống heo hướng nạc, tăng trọng cao, FCR cám tốt thì có khuynh hướng nuôi con, sản xuất sữa không tốt. Những giống heo này nếu áp dụng các phương pháp ưu thế lai sẽ khắc phục được tình trạng này.

Một số heo có tuyến vú phát triển tốt, nhưng một số núm vú có vị trí không phù hợp. Những núm vú này nếu không có heo bú sẽ khô dần trong vòng từ 37 ngày (triệu chứng là sau khi sinh từ 5 – 7 ngày sẽ có khoảng 34 heo con chết).

Nếu heo uống đầy đủ nước thì chúng sẽ sản xuất nhiều sữa. Nếu áp lực núm uống là 1 lít/2 phút thì trong vòng 1 ngày, để đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa, heo phải dành thời gian khoảng 80 phút để uống 40 lít nước. Chính vì vậy, áp lực núm uống cho heo nái phải đạt ít nhất từ 1,5 – 2 lít/phút. Ở những trại đưa vào hoạt động lâu thì áp lực nước thường bị sụt giảm, cần kiểm tra định kỳ thường xuyên. Lượng nước uống vào sẽ giúp nái sản xuất sữa, điều chỉnh thân nhiệt, thải các chất độc ra ngoài cơ thể. Đặc biệt là trong và sau khi đẻ, heo hô hấp nhiều dẫn tới hiện tượng cơ thể bị mất nước nên heo cần uống nhiều nước. Trường hợp heo không uống đủ nước thì lượng cám ăn vào sẽ giảm, ảnh hưởng đến tuyến vú và sự tiết sữa (vú bị sưng, phù thủng). Vú bị sưng, phù thủng sẽ rất dễ nhiễm các bệnh khác. Gặp tình trạng này, heo sẽ rất khó thải nhiệt lượng ra bên ngoài môi trường. Vấn đề heo thiếu nước có thể diễn ra trước khi heo chuyển qua trại đẻ hoặc sau khi chuyển sang trại đẻ.

Cần điều chỉnh nhiệt độ chuồng trại phù hợp với heo. Nếu điều chỉnh nhiệt độ chuồng cao để phù hợp với heo con thì nái sẽ giảm lượng ăn vào, khả năng nuôi con bị sụt giảm. Trại đẻ nên duy trì nhiệt độ từ 19200C và sưởi ấm cho heo con bằng đèn úm.

Ngoài ra, các loại độc tố nấm mốc như tricothecenes, zearanolol và aflatoxin cũng sẽ ảnh hưởng tới lượng cám ăn vào. Nái lứa càng cao thì lượng sữa sản xuất ra càng giảm, nên đào thải nái trên lứa 8.

Biện pháp xử lý:

Sử dụng penicillin để chống lại các khuẩn G+, tăng cường thải chất độc, chủ yếu thời gian ngưng thuốc là 21 ngày trước khi giết mổ. Thuốc an toàn với heo mang thai, tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn có tình trạng sẩy thai.

Tiêm ampicillin 2 lần/ngày (trong vòng từ 35 ngày).

Thụt rửa tử cung nái: sử dụng penicillin để rửa tử cung. Một số trường hợp rửa tử cung có thể gây hội chứng MMA. Thông thường nái mất khoảng 6 ngày sau sinh để niêm mạc tử cung hồi phục, đối với cá thể rửa tử cung thì mất khoảng 12 ngày, chính vì vậy, chỉ khi thật cần thiết mới áp dụng biện pháp rửa tử cung cho nái.

Trường hợp do yếu tố dinh dưỡng: bổ sung vitamin C, D, E, amoni clorua vào cám. Tăng đạm thô lên khoảng 2%. Sử dụng các chế phẩm có tính axít để ức chế sự phát triển của các vi khuẩn ưa thích môi trường kiềm. Duy trì nhiệt độ chuồng trại từ 18200C. Bổ sung đầy đủ chất xơ và nước uống đối với tình trạng heo bị táo bón. Kiểm tra áp lực nước của núm uống (đảm bảo từ 1,5 2 lít/phút), cung cấp thêm vòi nước bổ sung cho nái.

Theo pignpork.com



Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter