Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
26/11/2020 10:00:40
Kiểm soát bệnh Clostridium trên heo
Clostridium novyi là loại vi khuẩn hiếm khí có khả
năng hình thành bào tử gây bệnh trên heo và các loài động vật khác. Vi khuẩn
này được phát hiện lần đầu tiên vào thế kỉ 19 (Novyi, 1894), chúng sinh ra độc
tố alpha và beta. Clostridium novyi chủng A, B, D gây bệnh cho người
và động vật, nhưng chủng C lại không sinh ra độc tố, không phải là mầm bệnh. Chủng
A chỉ sản sinh độc tố alpha gây bệnh trên heo và cừu. Chủng B ngoài việc sản
sinh độc tố alpha chúng còn tiết ra một lượng độc tố beta nhất định (Schranner và cộng sự., 1992). Bảng 1: Độc tố và bệnh do các chủng Clostridium novyi gây ra
Chưa có tài liệu chính xác về tỷ lệ mắc bệnh do
C. novyi gây ra tùy thuộc vào độ tuổi
hay giới tính heo (nái, đực, heo con, heo thịt…). Tuy nhiên có báo cáo nhận định
nái là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Nái nhiễm C. novyi có thể bị viêm gan, nhiễm trùng máu, thiếu máu. Bệnh viêm gan hoại tử do C. novyi: nái là khoảng đầu tư kinh tế lớn của trại. Nếu nái chết
thì chúng sẽ gây thiệt hại lớn. Độc tố alpha gây giảm huyết, tăng số lượng bạch
cầu… (Ryan et al, 2001). Đa số các triệu chứng lâm sàng xuất hiện trước và sau
khi nái đẻ. Nguyên nhân có thể là do thời điểm này có sự thay đổi sinh lý trong
cơ thể nái khiến chúng sẽ mắc bệnh. Heo con thời kì đầu theo mẹ cũng có thể nhiễm
bệnh từ nái. Đa số nái mắc viêm gan hoại tử do C. novyi thường là nái già. Đặc biệt là
nái có thể trạng tốt tỷ lệ mắc lại cao. Nếu bệnh phát sinh ở thời kì nuôi con,
nái thường dễ chết. Heo nhiễm bệnh có thể lây truyền vi khuẩn sang các heo
khác. Bệnh thường diễn tiến rất nhanh, nhiều trường hợp chưa kịp thấy triệu chứng
lâm sàng thì heo đã chết. Nái chết đột tử
( người phù nề căng khí gas, tím tái). Bề mặt gan hình
thành các bọt khí Xác heo chết thường phình to, phù nề, da chuyển
sang màu tím tái. Màng ngoài tim, màng phổi và khoang bụng có dịch lỏng dạng
máu mùi khó chịu. Các cơ quan nội tạng bị mềm hóa, xuất hiện bọt khí trên bề mặt.
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà phát hiện được các vị trí hoại tử. Các dấu hiệu
này dễ nhìn thấy ở trên gan. Một số trường hợp heo cũng bị loét bao tử. Nguyên nhân chết của heo là do vi khuẩn sản
sinh ra độc tố. Việc điều trị bằng kháng sinh chỉ có thể diệt vi khuẩn nên hiệu
quả không cao. Việc sử dụng kháng sinh chỉ nhằm mục đích phòng ngừa. Trường hợp
nghi ngờ heo chết do C.novyi thì cần
di chuyển nhanh ra ngoài, đốt xác và rắc vôi tiêu độc khử trùng. Bệnh viêm nhiễm do độc tố thì việc phòng ngừa sẽ
dễ hơn điều trị. Các trại có thể sử dụng vắc-xin để ngừa bệnh do độc tố alpha
gây ra. Có thể chích vắc-xin cho nái lần 1 khoảng 50-60 ngày trước đẻ, lần 2
khoảng 25-30 ngày trước đẻ. Nếu trại có tỷ lệ chết đột tử cao, có thể chích vắc-xin
cho toàn bộ nái nuôi con và nái mang thai. Chích nhắc lại sau đó 4
tuần.
Theo pignpork.com
Các tin khác :
Quản lý vệ sinh phòng dịch
(7/6/2024)
Bệnh viêm phổi màng phổi trên heo
(14/11/2022)
Thực tế điều trị bệnh PED tại trại
(19/9/2022)
Phương pháp diệt kí sinh trùng hiệu quả
(12/9/2022)
Ngăn ngừa độc tố nấm mốc
(9/8/2022)
Thực tế điều trị bệnh hoại tử tai ở heo
(2/7/2022)
Phương pháp giúp giảm thiệt hại do PRRS
(6/6/2022)
Vì sao bệnh PED liên tục tái nhiễm- PED
(14/2/2022)
Táo bón trên nái đẻ
(5/5/2021)
Diệt nội ngoại kí sinh trùng tại trại nuôi heo
(27/4/2021)
Đánh bại tiêu chảy sau cai sữa với 3 bước
(15/3/2021)
Xuất huyết bao tử
(7/12/2020)
|
loading...
|
loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|