Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
15/3/2021 09:19:21
Đánh bại tiêu chảy sau cai sữa với 3 bước
Tình trạng tiêu chảy ở heo con sau cai sữa là một vấn đề do nhiều yếu tố ảnh hưởng. Để đánh bại điều này, mà không càn sử dụng phụ gia kháng sinh hay oxit kẽm, cần đến 1 biện pháp toàn diện. Dưới đây là 1 số biện pháp bao gồm: sử dụng xơ không tiêu hóa trong khẩu phần, sử dụng dấu ấn sinh học của phản ứng viêm và gắn với kế hoạch sức khỏe toàn diện.
Trong những năm gần đây, việc chăn nuôi heo không sử dụng kháng sinh đã trở thành 1 vấn đề chính yếu trong ngành này. Áp lực từ những tổ chức địa phương và quốc tế đã khiến cho các công ty phải xây dựng lại một chuỗi sản xuất mới hoàn toàn. Giờ đây, thách thức này mở rộng đến mô hình của các trang trại. Để trang trại chăn nuôi heo có thể hoạt động mà không sử dụng đến kháng sinh, một trong những thách thức chính đó là tình trạng tiêu chảy ở heo con sau cai sữa. Sử dụng xơ không
hòa tan trong thức ăn chăn nuôi Các bệnh tiêu hóa trong tuần đầu sau cai sữa thường liên quan đến việc tiêu thụ thức ăn. Khoảng thời gian từ
khi cai sữa cho đến khi heo ăn lần đầu thường kéo dài 2 ngày, dẫn đến khả năng
tiêu hóa thấp hơn. Việc hạn chế rối loạn ăn uống (bulimia) là rất quan trọng,
rối loạn này có thể bị kích thích do cơn đói. Vì vậy, việc sử dụng xơ không hòa
tan trong khẩu phần có thể hỗ trợ về vấn đề này. Vì lượng thức ăn ăn
vào hằng ngày thường được chia thành các bữa và cách cho ăn khác nhau, quá
trình tiêu hóa cũng phải thích nghi với các thực tế này. Thức ăn được giữ lại
trong dạ dày và một phần nhỏ thức ăn được đưa xuống ruột non. Sự co bóp của cơ
giúp thức ăn di chuyển qua đường ruột và đến ruột kết. Trong quá trình này, van
hồi-manh tràng đóng vai trò tối quan trọng, nó giúp hạn chế sự trào ngược dịch
chứa nhiều vi khuẩn từ ruột già lên đoạn hồi tràng (Hình 1). Phần thức ăn không
tiêu hóa được lên men ở kết tràng và thải ra ngoài. Hình 1 – Hình vẽ cấu
tạo van hồi-manh tràng Tuy nhiên, sau khi cai
sữa, khả năng tiêu hóa ở heo con trở nên rất hạn chế vì nồng độ a-xít dạ dày
thấp và do sự thay đổi làm giảm bề mặt thủy phân và hấp thụ ở ruột non. Hệ tiêu
hóa chưa trưởng thành của heo con tại thời điểm cai sữa khiến cho chức năng của
cơ vòng giữa đoạn hồi tràng và manh tràng (nơi vi khuẩn sinh sống) hoạt động
chưa chuẩn xác. Khi xảy ra sự trào ngược dịch ruột từ manh/kết tràng vào hồi
tràng, số lượng vi khuẩn tại hồi tràng tăng, làm tăng nguy cơ nhiễm các mầm
bệnh cơ hội (ví dụ các chủng coliform) và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh đường tiêu
hóa. Bổ sung thức ăn có
thành phần giúp cơ vòng phát triển khỏe mạnh. Trong năm 2015, một đội nghiên
cứu dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu Maria Grazia Cappai tại đại học Sassari, Ý, đã
chỉ ra rằng, việc gia tăng số lượng hạt thức ăn > 1 mm trong khẩu phần làm
tăng dộ dày của cơ vòng hồi-manh tràng, dẫn đến sự lượng vi khuẩn cơ hội trong
hồi tràng giảm xuống. Thêm vào đó, xơ không
hòa tan có thể làm hạn chế sự kết bám của E. coli vào tế bào thành
ruột và do đó, làm giảm tỉ lệ tiêu chảy ở heo con. Các bữa ăn được chia
nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển, hạn chế sự tích tụ của
các phần không tiêu hóa được trong thức ăn ở ruột già và do đó, giảm nguồn cung
cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn đường ruột. Những vật chất này đã
được xác minh trong một cuộc thử nghiệm được thực hiện tại cơ sở nghiên cứu
Mixscience. Trong thử nghiệm đó, kết quả của 3 nhóm heo con thí nghiệm đã được
so sánh. Heo con đã được cho ăn khẩu phần tập ăn có chứa một trong những chất
sau: • 0,61% lignin • 1,53% lignin • 2,45% lignin. Ở nhóm nhận được mức
lignin cao nhất heo con không cần được điều trị tiêu chảy. Sự khác biệt về tăng
trưởng giữa những con heo được điều trị hoặc không bị tiêu chảy cao hơn ở nhóm
nhận mức lignin thấp nhất (0,61%) so với nhóm nhận 1,53% lignin. Heo con được
cho ăn với mức lignin cao nhất đã tăng lượng thức ăn ăn vào lên 16%, trong khi
tốc độ tăng trưởng tăng 27% so với những con nhận mức lignin thấp nhất. Heo con
được cho ăn hàm lượng lignin cao hơn cũng sạch hơn đáng kể so với các heo con
khác (khi đo bằng dấu phân trên cơ thể). Hạn chế viêm ruột Việc hạn chế viêm ruột
cũng là một phương pháp quan trọng để kiểm soát sức khỏe đường ruột. Sử dụng
dấu ấn sinh học trong phân để định lượng tình trạng viêm ruột để nghiên cứu về
ảnh hưởng của thức ăn trong giai đoạn cai sữa. Myeloperoxidase (MPO), một dấu
ấn sinh học từ hoạt động của tế bào bạch cầu trung tính, là một thành phần của
lysosome. Khi những tế bào miễn dịch này tập trung trên thành ruột và hạt hoá (degranulate),
MPO sẽ được phóng thích vào khoang ruột. Enzyme này đã được ứng dụng trong y
học trên người trong vài thập kỉ để xác nhận chẩn đoán các bệnh viêm ruột, và dấu
hiệu này là chỉ báo ổn định của quá trình phân giải vi khuẩn trong kết tràng. Một bài thuyết trình
tại hội nghị Zero Zinc (Không Kẽm) vào tháng 6/2019 tại Copenhagen, Đan Mạch, đã
kết luận rằng, lượng MPO trong phân không bị ảnh hưởng bởi giới tính hay trọng
lượng cai sữa của heo con. Tuy nhiên, MPO bị ảnh hưởng bởi độ tuổi heo con tại
thời điểm lấy mẫu và điểm phân theo thang điểm Bristol. Lượng MPO tăng lên
trong trường hợp heo đi phân không tốt. Kết hợp với năng suất chăn nuôi, xét
nghiệm này cho phép xây dựng những công thức thức ăn phù hợp mà không sử dụng
kháng sinh hay oxit kẽm.
Hình 2: Tỷ lệ heo con
được điều trị tiêu chảy ở mỗi nhà trại
3. Áp dụng 1 biện pháp
toàn diện Trong kiểm soát sức khỏe đường tiêu hóa, thức ăn đóng vai trò cốt lõi.
Tuy nhiên, nó không phải là biện pháp duy nhất để khắc phục các vấn đề trong
trang trại. Do đó, dinh dưỡng nên
được tích hợp vào một chương trình tổng thể bao gồm, xây dựng chuồng trại, di
truyền giống, quản lý trang trại, mức độ kiến thức của nhà chăn nuôi, nguồn nước,
áp lực mầm bệnh và kế hoạch dự phòng thú y. Tại Mixscience, một chiến lược như
vậy được gọi là cách tiếp cận Quản lý Sức khỏe Động vật Bền vững. Cách tiếp cận này được
minh họa bởi một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019 tại các cơ sở nghiên
cứu của công ty, so sánh tình trạng vệ sinh, năng suất và kỹ thuật chăn nuôi ở
những heo con được nuôi trong một tòa nhà cũ (hơn 30 năm) với hệ thống thông
gió kém và sàn lát bê tông, so với những con trong một tòa nhà khá mới với một
sàn thép. Trong số heo con được nuôi trong tòa nhà cũ, 44% phải được điều trị
tiêu chảy, so với 2% ở tòa nhà còn lại (xem Hình 2). Tiêu chảy liên quan đến
việc giảm lượng tiêu thụ thức ăn 8% và giảm 20% tăng trọng trong 21 ngày đầu
sau cai sữa.
Theo pigprogress.net
Các tin khác :
Quản lý vệ sinh phòng dịch
(7/6/2024)
Bệnh viêm phổi màng phổi trên heo
(14/11/2022)
Thực tế điều trị bệnh PED tại trại
(19/9/2022)
Phương pháp diệt kí sinh trùng hiệu quả
(12/9/2022)
Ngăn ngừa độc tố nấm mốc
(9/8/2022)
Thực tế điều trị bệnh hoại tử tai ở heo
(2/7/2022)
Phương pháp giúp giảm thiệt hại do PRRS
(6/6/2022)
Vì sao bệnh PED liên tục tái nhiễm- PED
(14/2/2022)
Táo bón trên nái đẻ
(5/5/2021)
Diệt nội ngoại kí sinh trùng tại trại nuôi heo
(27/4/2021)
Xuất huyết bao tử
(7/12/2020)
Kiểm soát bệnh Clostridium trên heo
(26/11/2020)
|
loading...
|
loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|