Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
5/5/2021 08:47:19
Táo bón trên nái đẻ
Có
nhiều nguyên nhân khiến heo con theo mẹ chết, tuy nhiên nếu khả năng nuôi con (tiết
sữa) của nái kém thì tỷ lệ chết sẽ tăng cao. Táo bón cũng là nguyên nhân khiến
nái giảm tiết sữa. Nguyên
nhân dẫn đến táo bón và triệu chứng lâm sàng: khoảng thời gian trước dự kiến đẻ
7 ngày gọi là khoảng thời gian chờ đẻ. Giai đoạn này nếu lượng cám nái ăn cám
và nước uống không đủ thì chúng rất dễ bị táo bón. Nếu nái bị táo bón thì chúng
sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: - Lượng
hoocmon kích tích tiết sữa (prolactin) giảm khiến nái rối loạn sản xuất sữa:
khi lượng cám và nước uống thiếu thì sự di chuyển các chất dinh dưỡng trong ruột
bị chậm lại. Khả năng bảo vệ của thành ruột bị giảm khiến các vi khuẩn Gram âm
như E. coli tăng. Lượng khuẩn E. coli tăng khiến độc tố tiết ra được hấp
thụ vào máu nhiều. Lúc này lượng hoocmon prolactin tiết ra giảm + số vú ở nửa
phía sau bị rối loạn tiết sữa. Lượng cám nái ăn giai đoạn nuôi con giảm: độc tố do khuẩn E. coli tiết ra sẽ khiến lượng cám nái nuôi con ăn giảm, tăng tỷ lệ chết heo con, trọng lượng cai sữa giảm. Thực tế phát sinh táo bón ở trại đẻ Trên
đây là hình ảnh thực tế nái bị táo bón, thì khoảng 5 ngày trước khi đẻ đã xuất
hiện tình trạng phân cứng. Vào ngày đẻ và ngày sau đó heo bị bón nặng không đi
phân. Cách
khắc phục táo bón: như đã nói ở trên lượng cám ăn vào cũng là nguyên nhân khiến
nái bị tiêu chảy. Vậy lượng cám nái ăn như thế nào là phù hợp? Bảng 1: Độ dày mỡ lưng khi cai sữa và
lượng cám nái ăn vào lúc mang thai ( kg/ ngày)
Bảng 2: Chương trình cho ăn trước khi
sinh
Nhiều
người hỏi nếu cho nái chờ đẻ ăn quá nhiều, khiến nái tiết sữa sớmà sữa hư gây viêm vú. Nhưng đối
với các giống heo cao sản mới, thời gian chờ đẻ chúng ăn nhiều nhưng vẫn tiêu
hóa hếtà tránh được tình trạng táo
bón. Trên
thực tế trại có số nái nuôi con bị viêm vú tăng mạnh. Khi kiểm tra lại thì dung
tích máng ăn có sự khác biệt lên tới 50% so với thiết kế. Nghĩa là máng trên lý
thuyết chỉ có 1,2 kg cám, nhưng trên thực tế có đến 1,8 kg. Chính điều này làm
nái ăn vượt mức cần thiết dẫn tới viêm vú. Định kì cần kiểm tra lại hệ thống
cho ăn. Vì lượng cám cho ăn chỉ chênh lệch 100-200 g cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn
tới thể trạng nái.
Các tin khác :
Quản lý vệ sinh phòng dịch
(7/6/2024)
Bệnh viêm phổi màng phổi trên heo
(14/11/2022)
Thực tế điều trị bệnh PED tại trại
(19/9/2022)
Phương pháp diệt kí sinh trùng hiệu quả
(12/9/2022)
Ngăn ngừa độc tố nấm mốc
(9/8/2022)
Thực tế điều trị bệnh hoại tử tai ở heo
(2/7/2022)
Phương pháp giúp giảm thiệt hại do PRRS
(6/6/2022)
Vì sao bệnh PED liên tục tái nhiễm- PED
(14/2/2022)
Diệt nội ngoại kí sinh trùng tại trại nuôi heo
(27/4/2021)
Đánh bại tiêu chảy sau cai sữa với 3 bước
(15/3/2021)
Xuất huyết bao tử
(7/12/2020)
Kiểm soát bệnh Clostridium trên heo
(26/11/2020)
|
loading...
|
loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|