Thông Tin Chăn Nuôi
> Thông Tin Chăn Nuôi
25/8/2011 10:54:24
Quản lý sức khỏe cẩn thận là điều cần thiết / Careful health management is essential
![]() Châu Á chiếm gần 60 % lượng heo trên thế giới (theo báo cáo của FAO). Thông qua những tiến bộ về di truyền và quản lý tốt của các nhà sản xuất hàng đầu, hiện tại Châu Á đang dần đạt đến mức độ cạnh tranh trên thế giới với năng suất của heo nái tại các trang trại của các nhà sản xuất hàng đầu là 23 heo con/ heo nái / năm. Tuy nhiên, theo báo cáo của Vetnosis (2009), về trung bình, sản lượng của các nhà sản xuất Châu Á vẫn còn đứng phía sau với 13,1 con heo / con nái/ năm. Vì vậy, còn nhiều điều cần phải thực hiện để thúc đẩy sản xuất heo tại Châu Á mạnh mẽ và hiệu quả hơn, sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cũng như sự cạnh tranh trên thế giới.
Cạnh tranh Sự cạnh tranh trong nền
công nghiệp về heo là kết quả của những nỗ lực của các nhà sản xuất nhằm đạt
được chi phí hiệu quả thông qua các chương trình quản lý sức khỏe, dinh dưỡng
và những thành phần trọng yếu khác của năng suất (theo bảng 1). Với hệ thống sản xuất hiện
tại và môi trường (một chiều từ giai đoạn mang thai đến khi heo trưởng thành)
chiếm ưu thế tại khu vực Châu Á, các nhà sản xuất Châu Á đang đối mặt với những
mục tiêu đầy thách thức nhiều hơn các đối tác từ Bắc Mỹ và Châu Âu để đạt được
năng suất di truyền tốt nhất hiện nay. Các nhà sản xuất tại Châu Âu
và Bắc Mỹ đã đầu tư rất lớn về an toàn sinh học, sức khỏe và chăn nuôi, trong
khi các dữ liệu từ Venosis năm 2009 cho thấy các nhà sản xuất Châu Á nói chung
đầu tư ít hơn 1,50 USD / con về mặt sức khỏe
của heo. Bài viết này sẽ tập trung vào
hệ thống quản lý sức khỏe tập trung nên như thế nào để có thể đạt được năng
suất tối đa. Tại hội thảo vừa được tổ chức gần đây, Tiến sĩ Tim Loula (Trung
tâm thú y về heo, Mỹ) đã chỉ ra mấu chốt bệnh dịch là vấn đề chính làm chi phí
thay đổi liên tục. Bệnh dịch gây ra những thách thức to lớn trong sản xuất, làm
tăng lượng heo không đáp ứng được yêu cầu (chất lượng thịt kém, heo bị loại
tăng), làm giảm hiệu quả chung và làm cho chi phí sản xuất tăng cao. Những dịch bệnh chính
ảnh hưởng xấu lên năng suất Sự công nghiệp hóa của các
trang trại chăn nuôi và sự gần gũi giữa các
trang trại (địa điểm...) được chứng minh rắng đã và đang gây ra những mối nguy
hại cho nền công nghiệp heo tại Châu Á. Sự lan tràn của virus Nipah tại
Malyasia trong những năm cuối của thập niên 90 đã thật sự làm chấn động nền
công nghiệp
chăn nuôi nước này và nhấn mạnh tầm
quan trọng của phương pháp quản lý hiệu quả hơn về sức khỏe của heo, cũng như
sự cần thiết trong việc hiểu được sự thay đổi môi trường trong tình huống cụ
thể. Bệnh hô hấp trên heo rất
phức tạp, đặc biệt là PRRS, APP, và SEP đã làm cho chi phí sản xuất tăng lên và
ngăn cản heo phát triển hết tiềm năng di truyền của chúng. Hiện tại, bệnh “sốt cao” (một
dạng biến thể độc lực cao của virus PRRS) và PCV2 (PCV 2b thì phổ biến hơn) đã gây ra
tổn thất lớn trong nền công nghiệp chăn nuôi heo.
Nói cụ thể, PCV2 được ghi nhận đã gây ra những dấu hiệu khác nhau, tỉ lệ chết
cao, sức khỏe suy sụp, đáp ứng miễn dịch kém, rối loạn sinh sản. Những bệnh này thường xảy ra kết hợp với bệnh dịch tả heo, bệnh Aujeszky,
và PED đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực làm năng suất của đàn heo nái giảm rất thấp, cũng như làm giảm phần trăm heo được xuất
ra thị trường (về số lượng và cân nặng). Phương pháp cho
năng suất cao Chương trình quản lý toàn
diện sức khỏe của heo là điều cần thiết khi giải quyết các vấn đề về bệnh tật · Sự tiến bộ trong quản lý sản xuất và bệnh dịch Một thay đổi trong hệ thống
sản xuất sẽ trở thành mấu chốt cho thành công của chương trình bảo đảm sức khỏe. Trong
báo cáo đầu tiên của Harris & Alexander (1999) sản xuất heo theo hệ thống
nhiều trại, áp dụng phương pháp cai sữa sớm, sử dụng hệ thống quản lý cùng vào
– cùng ra đã cho thấy hiệu quả trong việc gia tăng mức tăng trưởng do làm giảm
các tác nhân gây nhiễm trùng. Các nhà sản xuất Châu Á cần ứng dụng càng nhiều
phương pháp này càng tốt. Cùng lúc đó, mỗi giai đoạn sản xuất cần phải được thực hiện chặt chẽ, đảm bào tối ưu an toàn sinh học để tối thiểu hóa sự xâm nhập và lan nhiễm của dịch bệnh trong trang trại · Chẩn đoán sớm
và phát hiện dịch bệnh Một trong những khó khăn
chính trong công tác thú y tại Châu Á là sự thiếu hụt các dịch vụ, công cụ chẩn
đoán chất lượng cao. Để đáp ứng yêu cầu, các nhà sản xuất hàng đầu hiện nay đã
đầu tư rất nhiều để cải tiến năng lực chẩn đoán, cho phép nhận diện chính xác
và nhanh chóng các nguy cơ dịch bệnh. Kỹ thuật PCR đã
cho phép xác
định tốt hơn các mầm bệnh. Việc giải trình tự gen của virus hoặc các mầm bệnh khác được phát hiện cho
phép chúng ta xây dựng các chiến lược kiểm
soát tốt hơn. · Kiểm soát và
ngăn chặn Sử dụng cẩn thận thuốc kháng sinh và vaccine chất lượng làm tăng
năng suất của đàn. Ví dụ, vaccine circovirus như là Suvaxyn
PCV-2 không chỉ làm giảm tỉ lệ tử vong mà còn làm tăng năng suất chung của heo. Bệnh kết hợp với PCV (PCVAD) dạng cận lâm
sàng làm cho năng
suất của heo giảm sút (Tăng trọng ngày - ADG và tình trạng miễn dịch). Vaccine ngừa PCV2 đã
được chứng minh làm tăng hiệu quả của thức ăn và chất lượng thịt (Shelton et al., 2008). Hiện nay, nghiên cứu về
lĩnh vực dinh dưỡng và hiệu quả của vaccine PCV2 đang rất được quan tâm. · Sự tham gia của đội ngũ nhân công và tính bền vững Đội ngũ nhân công là tài
sản quý giá của trang trại. Đội ngũ nhân viên được huấn luyện kỹ càng, có tinh thần trách nhiệm về công việc của họ chắc chắn sẽ đảm bảo thành công cho việc thiết lập các chương trình quản lý sức khẻo đàn, cũng như những
hoạt động liên quan đến việc tăng năng suất. Kết luận Chiến
lược quản lý sức khỏe là điều vô cùng
cần thiết để
cải thiện hiệu quả và năng suất của heo. Chắc chắn, mỗi trang trại luôn có mục tiêu
khác nhau, nhưng việc chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn giữa những người cùng sản xuất sẽ trở thành lợi ích chung của nền công nghiệp và gia tăng sức cạnh tranh. Biên dịch: Heo Team Theo Asian Pork
Các tin khác :
![]() ![]() ![]() |
![]() loading...
![]() |
![]() ![]() loading...
|
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|