Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
7/6/2024 13:44:16
Quản lý vệ sinh phòng dịch
PMWS, PRRS, PDNA, và PED là 4 loại bệnh gây thiệt hại rất nặng cho các trang trại. Đặc điểm của các bệnh này là một khi chúng đã bùng phát thì chúng tồn tại rất lâu trong trại. Khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ bùng phát trở lại à bệnh gây thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế. Khi bệnh đã nổ ra thì rất khó điều trị nên tốt nhất là ngăn chặn không cho dịch bệnh xâm nhập.

Vệ sinh phòng dịch: An toàn sinh học phải luôn được ưu tiên trong việc quản lý trại heo. Rất khó ngăn chặn dịch bệnh một cách hoàn hảo nhưng cần nỗ lực một cách tối đa. 

Sát trùng bên ngoài: Bắt đầu từ cửa chính của trại phải vệ sinh sát trùng thật kỹ lưỡng. Cửa chính là nơi người và heo đi vào trại. Đây cũng là nơi dịch bệnh xâm nhập vào. Khu vực cửa chính ra vào phải có các thiết bị sát trùng, áo quần phòng dịch, ủng.... Mọi người và xe đi qua đều phải phun xịt sát trùng, thay quần áo và ủng.

Quản lý người ra vào: Đây là nguy cơ lây lan dịch bệnh cao nên cần kiểm soát chặt chẽ. Chỉ những người thật sự cần thiết mới được vào trại. Khi vào trại phải tắm rửa, thay đồ.

Quản lý xe: Ngoài các xe cám, xe chở heo thì cấm các phương tiện khác vào trại. Xe cần được phun xịt sát trùng kỹ rồi mới vào trong trại. Lựa chọn loại thuốc sát trùng có hiệu quả diệt virus. Pha thuốc sát trùng với tỷ lệ phù hợp,thay nước mỗi ngày.

Sát trùng xung quanh trại: Nguyên tắc là mỗi ngày phải vệ sinh sát trùng xung quanh trại. 

Sát trùng chuồng trại: 
  • Vệ sinh các tác nhân gây bệnh bám ở trần, tường, nền chuồng. 
  • Giảm bụi nhỏ mang vi khuẩn, virus, nấm mốc....
  • Sử dụng thuốc sát trùng có khả năng loại trừ, hạn chế sinh sôi các tác nhân gây bệnh. Phun xịt sát trùng 1 lần/ ngày. Phương pháp: phun theo thứ tự trần à tường à nền chuồng.
Khi phun xịt phải phun đủ ướt các bề mặt có các tác nhân gây bệnh như nền, tường, trần… Đặc biệt là ở các khe hở, góc, cột. Dọn dẹp mạng nhện vì nơi đây sẽ bám bụi và các tác nhân gây bệnh.

Quản lý thông thoáng khí chuồng trại: Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, một trong số đó là thông thoáng khí chuồng trại không tốt. Các loại khí độc có trong chuồng trại là NH3,H2S,CH4,CO2. Một số trại khi trời lạnh để sưởi ấm đã đốt củi sưởi gây ngộ độc khí CO.

Bảng 1: Ảnh hưởng của khí gas lên heo:

Nồng độ

Chuồng trại

Triệu chứng

Trên 15 ppm

Trại mang thai

Mất sữa sau đẻ

Heo con bị tiêu chảy do chất lượng sữa kém

Trại đẻ

Chất lượng sữa bị ảnh hưởng, tiêu chảy heo con theo mẹ và bệnh hô hấp sau cai sữa

Trại heo con, heo thịt

Bệnh hô hấp, năng suất sụt giảm


Độ ẩm: Với thời tiết nóng ẩm đường hô hấp heo thải ra nhiều chất nhầy dễ lây lan dịch bệnh. Nên duy trì độ ẩm chuồng trại ở mức 60 %. Nếu độ ẩm chuồng trại thấp hơn mức trên thì các tác nhân gây bệnh dễ lây lan. Độ ẩm thấp cũng khiến nồng độ khí amoniac cao, lượng oxy trong không khí giảm  khiến heo hô hấp khó khăn.

Bảng 2: Độ ẩm và các tác nhân gây bệnh

Độ ẩm tương đối

Ảnh hưởng

80-100 %

Các tác nhân gây bệnh phát triển tốt

Khả năng mắc bệnh hô hấp cao

50-80 %

Các tác nhân gây bệnh ít

Tình trạng bệnh hô hấp được cải thiện nhiều

30-50 %

Bụi trong không khí tăng cao

Nồng độ tác nhân gây bệnh cao

Khả năng mắc các bệnh hô hấp cao.


Bảng 3: Nồng độ khí amoniac ảnh hưởng tới tăng trọng ngày và FCR cám

Khí amoniac

Tăng trọng ngày (g)

Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn

5 ppm

946 ± 161 g/ngày

476 g tăng trọng/ 1kg cám

50 ppm

869 ±130 g/ ngày

383 g tăng trọng/ 1kg cám


Duy trì mật độ nuôi thích hợp. Nhiều trại nuôi với số lượng nhiều, mật độ nuôi cao  môi trường nuôi dưỡng bị ảnh hưởng. Mỗi chuồng được thiết kế máng ăn với núm uống phù hợp với số heo nhất định. Nếu nuôi quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng tới năng suất.

Điều trị, phòng ngừa bệnh hô hấp: Có thể bổ sung kháng sinh vào nước và cám để phòng ngừa bệnh. Thời điểm sử dụng có thể là khi di chuyển heo, đổi cám, khi miễn dịch sụt giảm, khi có các triệu chứng. Với mục đích điều trị nên sử dụng kháng sinh trong khoảng 1 tuần, sử dụng kèm chung với thuốc hỗ trợ tiêu hóa và dinh dưỡng.

Đối với các cá thể bị nặng thì có thể sử dụng thuốc tiêm để điều trị. Nên điều trị cá thể trong vòng 3 ngày (đánh dấu cá thể được điều trị). Nên sử dụng cùng lúc thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm.




Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter