Chương
trình cơ bản với 6 bước để giúp trại an toàn với dịch PRRS.
Giai đoạn
|
Công việc
|
Biện pháp
|
1
|
Xác định xem trại có thực sự gặp vấn đề về PRRS
|
Sử dụng phương pháp kiểm tra kháng thể, kháng nguyên…
|
2
|
Đánh giá tình trạng nhân lực, thiết bị, quản lý, vệ sinh phòng dịch
|
Điều kiện cơ bản của trại phải đảm bảo quy trình an toàn hóa. Nếu điều
kiện cơ bản thiếu thì dù có an toàn hóa xong cũng sẽ không duy trì lâu
|
3
|
Sử dụng tinh âm tính với PRRS
|
Không chỉ tinh mà heo đực dùng để hỗ trợ lên giống
cũng phải an toàn với PRRS
|
4
|
Lên kế hoạch, chương trình an toàn hóa phù hợp với trại
|
Chương trình vắc-xin PRRS nhược độc, tiêm huyết thanh heo đã nhiễm bệnh,
ngưng nhập heo, cùng vào cùng ra, bố trí heo theo nhóm
|
5
|
Xác nhận trại an toàn với bệnh
|
Kiểm tra heo con có âm tính hay không
|
6
|
Duy trì trại an toàn với bệnh
|
Lắng nghe và làm theo tư vấn của các công ty, chuyên
gia uy tín
|
Quy trình an toàn hóa ở trại heo giống quy mô
2000 nái
Giai đoạn
|
Công việc
|
Biện pháp
|
1
|
Xác định xem trại có thực sự gặp vấn đề về PRRS
|
Trại tiến hành kiểm tra máu theo quý. Kiểm tra riêng kháng thể PRRS (testkit)
ít nhất 1 lần/ quý
|
2
|
Đánh giá tình trạng nhân lực, thiết bị, quản lý, vệ sinh phòng dịch
|
Nhân viên chăm chỉ nhưng chưa có ý thức về vệ sinh phòng dịch. Cơ sở vật
chất thiết bị cần được bổ sung thêm. Trưởng nhóm phải trực tiếp lên kế hoạch
phòng dịch. Khu vực xuất heo được
chuyển sang cửa chính.
|
3
|
Sử dụng tinh âm tính với PRRS
|
Kiểm tra máu toàn bộ đàn heo đực, đào thải heo có vấn đề
|
4
|
Lên kế hoạch, chương trình an toàn hóa phù hợp với trại
|
Triển khai tiêm ngừa PRRS cho toàn trại. Tiến hành đóng cửa đàn, ngưng
nhập heo
|
5
|
Xác nhận trại an toàn với bệnh
|
Kiểm tra kháng thể PRRS để xác nhận đàn heo con âm
tính với bệnh
|
6
|
Duy trì trại an toàn với bệnh
|
Nhận sự tư vấn của công ty có uy tín
|
Trại đã duy trì sự an toàn với bệnh PRRS trên
1 năm. Nhưng vấn đề hiện tại là năng lực xử lý phân của trại còn hạn chế, phân
còn đọng lại trong trại. Điều này uy hiếp an toàn dịch bệnh. Trại cần mở rộng
quy mô khu vực xử lý phân bên ngoài.
Quy trình an toàn hóa ở trại heo giống quy mô
500 nái
Giai đoạn
|
Công việc
|
Biện pháp
|
1
|
Xác định xem trại có thực sự gặp vấn đề về PRRS
|
Trại tiến hành kiểm tra máu theo quý. Các công ty thuốc cũng hỗ trợ kiểm
tra kháng thể. Tuy nhiên việc phân tích kết quả kiểm tra rất khó
|
2
|
Đánh giá tình trạng nhân lực, thiết bị, quản lý, vệ sinh phòng dịch
|
Trang thiết bị vật chất tốt. Nhưng nhân viên làm việc
không tốt, không có trách nhiệm. Đang trong quá trình thay đổi nhân viên
|
3
|
Sử dụng tinh âm tính với PRRS
|
Chuồng heo đực được bố trí khu riêng biệt. Kiểm tra huyết thanh để đào
thải heo có vấn đề
|
4
|
Lên kế hoạch, chương trình an toàn hóa phù hợp với trại
|
Triển khai tiêm ngừa PRRS cho toàn trại. Ngăn chặn việc nuôi nhốt
chung nhiều nhóm heo thịt
|
5
|
Xác nhận trại an toàn với bệnh
|
Kiểm tra kháng thể PRRS, thì tỷ lệ heo con âm tính
khoảng 80%
|
6
|
Duy trì trại an toàn với bệnh
|
Nhận sự tư vấn của công ty có uy tín
|
Trại không áp dụng biện pháp ngừng nhập heo từ
bên ngoài nên quá trình an toàn hóa diễn ra rất chậm
Quy trình an toàn hóa ở trại heo giống quy mô
450 nái
Giai đoạn
|
Công việc
|
Biện pháp
|
1
|
Xác định xem trại có thực sự gặp vấn đề về PRRS
|
Kiểm tra kháng thể PRRS trên 1 lần/ quý
|
2
|
Đánh giá tình trạng nhân lực, thiết bị, quản lý, vệ sinh phòng dịch
|
Nhân viên yêu nghề, trách nhiệm cao nhưng trang thiết bị vật chất thiếu.
Đang cải tiến trang thiết bị để đạt chứng nhận HACCP.
|
3
|
Sử dụng tinh âm tính với PRRS
|
Kiểm tra toàn đàn heo đực để đào thải heo có vấn đề ( không có cá thể
bị đào thải)
|
4
|
Lên kế hoạch, chương trình an toàn hóa phù hợp với trại
|
Chuyển sang phương pháp quản lý 2 tuần để heo cùng vào- cùng ra. Ngưng nhập heo từ bên ngoài vào.
|
5
|
Xác nhận trại an toàn với bệnh
|
Kiểm tra kháng thể PRRS xác nhận đàn heo con âm tính
với PRRS
|
6
|
Duy trì trại an toàn với bệnh
|
Tư vấn, thăm trại định kì 1 tháng/ lần
|
Quy trình an toàn hóa ở trại heo đực (cùng
chung hệ thống với trại giống)
Giai đoạn
|
Công việc
|
Biện pháp
|
1
|
Xác định xem trại có thực sự gặp vấn đề về PRRS
|
Kiểm tra kháng thể PRRS 2 tuần/ lần.
|
2
|
Đánh giá tình trạng nhân lực, thiết bị, quản lý, vệ sinh phòng dịch
|
Trại đực có nhân lực chuyên trách. Không cho làm với trại khác để
tránh lây nhiễm chéo PRRS.
|
3
|
Sử dụng tinh âm tính với PRRS
|
Kiểm tra toàn bộ đàn heo đực, cách ly heo có vấn đề
|
4
|
Lên kế hoạch, chương trình an toàn hóa phù hợp với trại
|
Luôn có sẵn chuồng heo cách ly ( chuồng cải tiến thay thanh sắt bằng
tường xây)
|
5
|
Xác nhận trại an toàn với bệnh
|
Kiểm tra kháng thể để xác nhận không còn heo đực
dương tính
|
6
|
Duy trì trại an toàn với bệnh
|
Ngoài việc kiểm tra máu đinh kì theo quý. Trại còn
kiểm tra kháng thể bằng que thử nhanh
|
Những điều cần lưu ý thêm: ngoài 6 bước đã
trình bày ở trên cần lưu ý thêm một số điềm sau.
Điều quan trọng nhất trong quy trình an toàn
hóa bệnh PRRS là con người. Cần nhiều người yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm
để làm tốt kế hoạch. Kế hoạch sẽ không hoàn thiện nếu chỉ nói mà không có người
làm.
Thứ hai quy trình kiểm tra cải tiến phải phù
hợp. Tùy thuộc vào mục đích mà tần suất kiểm tra và số lượng mẫu lấy có sự khác
nhau. Vì nếu lấy quá nhiều mẫu thì chi phí trại chịu sẽ lớn.
Thời gian từ khi heo hồi phục tới lúc không
lây nhiễm bệnh cho heo khác rất dài. Virus
PRRS tồn tại trong amidan và phổi tới một năm. Thậm chí sau khi khỏi bệnh từ
3-6 tháng, nó có thể lây nhiễm cho heo khác (Patrick G. Halbur).
Nếu xung quanh có các trại khác, cùng đi một
con đường thì nên cùng hợp tác để thực hiện chung chương trình an toàn dịch bệnh.